Chi tiết tin tức Có nên cho trẻ sử dụng máy tính bảng? 21:08:00 - 21/12/2014
(PGNĐ) - Một bài báo trên tờ New York Times đã chỉ ra sự thiếu khoa học về việc trẻ “lướt” máy tính bảng, điện thoại và máy tính cùng những lời khuyên của các chuyên gia.
Trên thực tế, có một số ứng dụng được phát triển riêng cho trẻ từ 1-2 tuổi dù Hiệp hội Nhi Hoa Kỳ cảnh báo rằng: Ti-vi và các giải trí truyền thông khác nên tránh đối với trẻ dưới 2 tuổi. Các chuyên gia đều khẳng định rằng để trẻ mải miết với ti-vi, điện thoại thông minh, máy tính bảng và các trò chơi trên máy (video game) không tốt cho trẻ.
Vậy tại sao 2 tuổi lại là cột mốc của sự giới hạn này? Ở Đức, các nhà tâm lý học trẻ em khuyên rằng không nên cho trẻ lướt máy tính bảng, điện thoại hay máy tính cho đến khi trẻ được 6 tuổi. Phần Lan và các quốc gia thuộc Scandinavi thì chưa nhất quán về vấn đề này. Còn ở Tây Ban Nha và Ba Lan thì là từ sau 2 tuổi. Tuy nhiên, vẫn chưa có một thống kê nào đầy đủ về vấn đề này. Lisa Guersney, chuyên gia giáo dục trẻ đưa ra nhận định rằng khi cho trẻ tiếp xúc với một môi trường nào đó cần lưu ý đến tầm quan trọng của các mặt: nội dung, bối cảnh và cá tính của trẻ. Có phải trẻ dưới 2 tuổi còn quá nhỏ và không thể hiểu được nội dung và bối cảnh của hoạt động các em đang tiếp xúc qua các thiết bị kể trên? Thế giới thật và thế giới qua màn hình Thế giới qua màn hình của các thiết bị kỹ thuật (kể trên) là một thế giới mang tính thay thế, không phải thế giới thật. Do vậy, ta cần đánh giá xem các ý tưởng, ý niệm được trình bày, thể hiện trên màn hình có tác động tích cực và có ý nghĩa tới sự phát triển của trẻ hay không. Nghiên cứu do Judy Deloache, Trung tâm nghiên cứu Trẻ - Đại học Virginia thực hiện đã cho thấy rằng trẻ mắc một số lỗi hệ thống khi chơi xe hơi đồ chơi và khi tiếp xúc với xe hơi thật. Các nhà tâm lý học cho rằng những câu chuyện từ ứng dụng (apps) làm ảnh hưởng đến việc hiểu nội dung câu chuyện của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ khi đọc truyện cho trẻ nghe thường tập trung vào các yếu tố tương tác bên ngoài (không có trong quyển truyện in). Và dù cho phần mềm dạy ngôn ngữ có chính xác và được “con người hóa” đến mức nào đi nữa thì cũng không thể nào cho trẻ các gợi ý (cues) và biểu hiện ngữ học một cách đầy đủ và chất lượng như một người thật. Trong khi đó, khả năng bắt chước và trải nghiệm các biểu hiện trên mặt, cử chỉ, giọng nói và ngôn ngữ hình thể - những yếu tố đóng vai trò quyết định cho sự phát triển ở những năm đầu của trẻ. Về mặt nội dung Các chuyên gia kỹ thuật cung ứng cho thị trường nhiều loại máy tính bảng, dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng “chất lượng bên trong” của các thiết bị này lại là câu chuyện khác. Và nhất là chưa có một kiểm định chất lượng nào đối với đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ, nhất là các phần mềm (software) dành riêng cho trẻ. Vì thế, các ứng dụng sẵn có không phải là mô hình kiểu mẫu tốt cho trẻ bởi tất cả các ứng dụng giải trí đều được thiết kế chung cho phụ huynh và trẻ. Và chẳng hạn, chưa có một khẳng định nào về độ sáng màn hình thế nào là tốt và giúp phát triển thị lực cho bé… Tương tác vật lý và số hóa Thực tế chúng ta còn chưa biết nhiều về ảnh hưởng lâu dài của việc dùng các thiết bị này lên trẻ dưới 2 tuổi. Hình ảnh về sự di chuyển, tương tác, phản xạ một cách vật lý (trên thực tế) hoàn toàn khác những vật thể, đối tượng trẻ tương tác qua màn hình (được thiết kế sẵn). Sờ chạm, tiếp xúc vật lý là phương thức giao tiếp, học tập đầu tiên và số một của trẻ nhỏ. Trẻ cần các trải nghiệm sờ chạm, nắn bóp, nhai ngậm… để hiểu về bản chất vật thể thật hơn là nhìn chạm vào màn hình, rê kéo, vụt đập vào màn hình. Nói tóm lại, vẫn cần hạn chế các tương tác qua màn hình với trẻ nhỏ (nhất là trẻ dưới 2 tuổi) trước khi các nghiên cứu khoa học báo cáo sâu về nội dung này. Điều cần cho trẻ là mở rộng các tương tác thực tế cho trẻ, hơn là để trẻ tương tác với các ứng dụng có sẵn trên các thiết bị kỹ thuật hiện đại. Trần Trọng Hiếu
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |