Chi tiết tin tức

Lạm dụng cam thảo có thể nguy hại đến tính mạng

22:07:00 - 08/06/2019
(PGNĐ) -  Một cụ ông 84 tuổi ở Canada đã sử dụng quá mức cam thảo do uống quá nhiều trà cam thảo, gây ra mức tăng huyết áp nguy hiểm.

Theo báo cáo ca đặc thù này, ông cụ nhập cấp cứu sau khi đo huyết áp tại nhà với các chỉ số cao bất thường. Ngoài ra, ông còn cảm thấy chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng, đau tức ngực, mệt mỏi cùng và sưng phồng vùng bắp chân. Trường hợp này được ghi nhận trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada cuối tháng 5 qua.

cam-thảo.jpg
Cam thảo

Tại phòng cấp cứu, chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số huyết áp trên) của ông là gần 200 mmHg. Chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Các bác sĩ xem chỉ số trên 180 mmHg ở huyết áp tâm thu (hay trên 120 mmHg đối với huyết áp tâm trương - chỉ số huyết áp dưới) là huyết áp tăng cao nghiêm trọng (hypertensive crisis) cần chăm sóc y khoa ngay lập tức.

Các bác sĩ Đại học McGill ở Montreal đã điều trị cho ông bằng các thuốc hạ huyết áp và các biểu hiện đã giảm trong 24 giờ sau đó.

Ông cho biết đã uống khoảng 1 - 2 ly trà cam thảo tự pha tại nhà mỗi ngày trong suốt 2 tuần qua. Loại trà này được làm từ rễ cây cam thảo, tên khoa học là glycyrrhiza glabra. Đây là loại thức uống được yêu thích tại Ai Cập với tên gọi là “erk sous”.

Hấp thu quá nhiều cam thảo hay các loại kẹo làm từ rễ cây cam thảo có thể gây ngộ độc, theo Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA). Lý do là vì rễ cây cam thảo và trà cam thảo có chứa hợp chất glycyrrhizin - có thể làm giảm mức potassium của cơ thể. Và điều này đưa đến tăng huyết áp, nhịp tim bất thường và phù nề - FDA cho biết. 

FDA điều chỉnh mức glycyrrhizin cho phép trong thực phẩm nhưng vẫn khuyến nghị người dân nên tránh hấp thu số lượng lớn cam thảo trong cùng một thời điểm. Cam thảo hay các sản phẩm có hương cam thảo được sản xuất tại Hoa Kỳ không thật sự chứa cam thảo mà được thay thế bằng dầu cây hồi cần, có mùi vị tương tự như cam thảo.

Trong trường hợp này, ông cụ biết sự liên hệ giữa cam thảo và huyết áp cao nhưng không nghĩ rằng mình đang hấp thu quá nhiều cam thảo - theo báo cáo.

Ca bệnh này cho thấy bác sĩ cần “giáo dục bệnh nhân của mình về huyết áp và các tác động nguy hiểm tiềm ẩn khác của cam thảo để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có liên quan đến cam thảo”.

Trần Trọng Hiếu 
(theo Live Science)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin