Chi tiết tin tức Làm gì để có một tinh thần tốt? 23:13:00 - 15/06/2015
(PGNĐ) - Sức khỏe tinh thần của mỗi người phụ thuộc phần lớn vào trạng thái tinh thần và cảm xúc. Mỗi người có thể rất rõ về sức khỏe thể chất của mình nhưng thường ít lưu tâm đến sức khỏe tinh thần vì các triệu chứng của những bất ổn này thường không dễ nhận ra.
Theo nghiên cứu, có khoảng 20% thanh thiếu niên gặp các bất ổn về tinh thần và cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc các chứng bệnh về tinh thần.
Tinh thần tốt là nền tảng quan trọng Sức khỏe tinh thần đóng vai trò then chốt trong sức khỏe toàn diện của con người. Sức khỏe tinh thần không ổn định tác động đến khả năng đưa ra quyết định, khả năng nắm bắt cơ hội và khả năng làm tốt trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình và các quan hệ xã hội khác (bạn bè, nơi làm việc và cộng đồng). Sức khỏe thể chất phụ thuộc khá nhiều vào sức khỏe tinh thần. Sức khỏe tinh thần tốt có liên quan đến trạng thái hạnh phúc, sự tự tin, lòng tự trọng, sự hài lòng… Một hệ tư tưởng tích cực giúp hình thành các quan hệ tích cực, phát huy tiềm năng và giúp mỗi người sẵn sàng đương đầu với thử thách. Do đâu mà bất ổn tinh thần? Các vấn đề về tinh thần hoặc các bệnh về tinh thần khởi phát là do những tương tác phức tạp hoặc mất cân bằng xảy ra trong cơ thể, nhận thức và môi trường. Nó ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, biểu hiện từ những lo lắng nhỏ cho đến những chứng bất ổn kinh niên. Các bất ổn tinh thần phổ biến Có 5 loại bất ổn tinh thần thường gặp là: 1 - Bất ổn do lo lắng Là sự mất khả năng kiểm soát các hoạt động thường nhật một cách bình thường do lo lắng quá mức. Bao gồm: ám ảnh, sợ hãi, hoảng loạn, do rối loạn sau chấn thương hoặc khủng hoảng,... 2 - Tâm trạng bất ổn Bất ổn này diễn ra khi không còn thấy niềm vui trong cuộc sống, có liên quan đến khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng, rối loạn thần kinh, trầm cảm. Tự sát là biến chứng nguy hiểm nhất của bất ổn tâm trạng. 3 - Bệnh tâm thần phân liệt Đây là bệnh nguy hiểm gây ra do mất cân bằng hóa học trong não bộ, gây ra ảo giác, ảo tưởng, nói lắp bắp và giảm khả năng tư duy. 4 - Chứng mất trí nhớ Biểu hiện qua việc mất trí nhớ, suy giảm chức năng thể trạng một cách đột ngột do lạm dụng thuốc, cồn, thuốc xông hít, nhiễm độc và do các điều trị y khoa khác gây ra như HIV, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, chấn thương đầu,… 5 - Bất ổn trong ăn uống Bất ổn này do hành vi ăn uống bất thường như giảm ăn thái quá hoặc ăn nhiều thái quá, với ba biểu hiện lớn là: biếng ăn (chán ăn), cuồng ăn (háu ăn) và ăn không kiểm soát. Các tác nhân gây ra bất ổn tinh thần Có thể kể đến các tác nhân gây ra bất ổn tinh thần như: stress nghiêm trọng, các nhân tố thuộc về sinh học (gene và hormone), mất niềm tin, tư duy tiêu cực và các nhân tố xã hội như sự cô lập, các vấn đề tài chính, vấn đề gia đình. Làm thế nào để có sức khỏe tinh thần tốt? Cần nhận thức rằng, đối với các bất ổn tinh thần thì phòng ngừa vẫn tốt hơn chữa trị. Sức khỏe tinh thần tốt thể hiện ở khả năng có thể tham gia các hoạt động khác nhau, khả năng biểu đạt, cảm nhận và xử lý các suy nghĩ và cảm xúc tích cực cũng như tiêu cực, khả năng học tập, hòa nhập cộng đồng và khả năng biến đổi, thích ứng với tình huống nan giải nhất, với những thay đổi không mong muốn và những biến động của cuộc sống. Hãy thực hiện những điều sau đây để góp phần làm lợi cho sức khỏe tinh thần: - Giữ cho thể chất và tinh thần năng động bằng thể dục, thiền, yoga, ngủ đầy đủ và khoa học. - Ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và khỏe mạnh. Cẩn thận với các thực phẩm có tác động đến não do có chứa caffeine, đường, cồn… - Hòa nhập tốt với cộng đồng. Gặp gỡ bạn bè và gia đình thường xuyên để có cảm giác an toàn cho bản thân. - Nghỉ phép để tái nạp năng lượng cho cơ thể và tinh thần. - Phát triển các sở thích giúp tăng trưởng tự tin và lòng tự trọng. - Chấp nhận rằng không ai trên đời này là người hoàn hảo. - Hấp thụ các thực phẩm giàu magnesium, có lợi cho tinh thần như các loại hạt (hạt bí, hạt hướng dương, hạt mè, hạnh nhân và hạt điều), đậu hạt và các cây họ đậu, các loại rau có lá màu xanh và ngũ cốc nguyên hạt. - Vitamin C giúp kiểm soát các triệu chứng của suy nhược. Bưởi chùm, dâu tây, dưa gang, thơm, ớt chuông, cà chua và các loại rau cải. Trần Trọng Hiếu (Theo BBN News)
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |