Chi tiết tin tức Nghiên cứu phương pháp điều trị HIV mới 22:34:00 - 26/11/2019
(PGNĐ) - Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ đang có kế hoạch làm việc để tìm ra các liệu pháp điều trị HIV phù hợp với khả năng chi trả và dễ dàng tiếp cận cho tất cả mọi người trên thế giới.
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) muốn điều trị HIV và bệnh hồng cầu hình liềm bằng các liệu pháp gene và sẽ đầu tư 100 triệu USD trong thời gian 4 năm tới để chinh phục mục tiêu này - thông báo được cơ quan này phát ra ngày 23-10 qua. Với nỗ lực đó, NIH sẽ hợp tác đối tác với Quỹ Bill & Melinda Gates. Quỹ này cũng sẽ đầu tư 100 triệu USD cho kế hoạch này. Sự hợp tác này nhằm “làm cho các giải pháp điều trị hợp lý về chi phí và tất cả mọi người trên thế giới đều có thể tiếp cận được”; đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, những nơi mà gánh nặng về các bệnh này là rất lớn. “Đây là một mục tiêu cứng rắn và chúng tôi quyết tâm chinh phục” - khẳng định của bác sĩ Francis Collins, giám đốc NIH trong buổi họp báo. Nỗ lực này hướng đến các giải pháp điều trị có thể sẵn sàng thử nghiệm lâm sàng tại Hoa Kỳ và vùng châu Phi hạ Sahara trong vòng 7 - 10 năm tới. Phần lớn trong tổng số 38 triệu người nhiễm HIV hiện sống tại các nước đang phát triển, với 2/3 sống ở vùng phụ Sahara châu Phi. Còn với bệnh hồng cầu hình liềm, đa số các trường hợp bệnh xảy ra ở vùng châu Phi hạ Sahara. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã và đang nỗ lực tìm giải pháp điều trị HIV liên tục trong nhiều thập kỷ qua. Dù các trị liệu hiện tại bằng ART hiệu quả trong việc ngăn chặn virus trong cơ thể nhưng không phải là giải pháp có thể trị khỏi bệnh và phải được điều trị mỗi ngày. Ngoài ra, hàng triệu người nhiễm HIV không thể tiếp cận phương pháp ART - theo bác sĩAnthony Fauci, Viện Y tế Quốc gia về Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm. Dù các nhà khoa học đang làm việc để phát triển các giải pháp điều trị HIV dựa trên gene nhưng các phương pháp này thường tốn kém và sẽ khó ứng dụng cho quy mô lớn - ông Fauci nói thêm. Ví dụ, một số các liệu pháp này lấy tế bào ra khỏi cơ thể bệnh nhân và sau đó tái truyền vào cơ thể - một sự can thiệp tốn kém về thời gian và tiền bạc. Vì lý do trên, sự phối hợp lần này sẽ tập trung vào phát triển các giải pháp với cách tiếp cận “in vivo” - nghĩa là chúng xảy ra bên trong cơ thể. Một ví dụ của phương pháp này là loại bỏ gene tiếp nhận CCR5 mà HIV sử dụng để đi vào bên trong các tế bào. Một ý tưởng khác là cắt xén DNA tiền virus HIV có chức năng sao chép chính nó vào bộ gene con người và ẩn nấp trong cơ thể thậm chí sau nhiều năm điều trị. Tương tự, với bệnh hồng cầu hình liềm, mục tiêu sẽ là sẽ phát triển một liệu pháp được tiến hành bên trong cơ thể nhằm sửa chữa biến đổi gene gây ra bệnh này. Điều này đòi hỏi hệ thống phân phối dựa trên nền tảng gene nhắm đến các biến đổi gene một cách có chọn lọc. “Đánh bại các bệnh tật này cần cách tư duy mới và cam kết lâu dài. Tôi rất vui mừng nhìn thấy sự phối hợp cải tiến vừa được công bố, đây chính là cơ hội giúp giải quyết hai thử thách sức khỏe lớn nhất của châu Âu” - chia sẻ của bà Matshidiso Rebecca Moeti, giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Phi. Tuy nhiên, còn rất nhiều việc cần phải làm để đảm bảo các trị liệu này an toàn và hiệu quả. Có thể thấy rõ ràng rằng chúng ta luôn nỗ lực đi tới; đây là nỗ lực 10 năm để thực hiện lời hứa và biến nó thành hiện thực - Collins nói. Đầu năm nay, chính phủ Trump đã thông báo một kế hoạch kết thúc đại dịch HIV tại Hoa Kỳ trong thời gian 10 năm tới đây. Trần Trọng Hiếu
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |