Chi tiết tin tức

Những cơn đau không nên bỏ qua

20:49:00 - 03/11/2014
(PGNĐ) -  Nếu những đơn đau đến một cách đột ngột hoặc những cơn đau có kèm theo sốt thì tốt nhất là bạn không nên bỏ qua mà phải đi thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị trước khi bệnh tiến triển xấu đi.

Chuyên gia Abby Cuffey (Tạp chí Woman’ s Day) và bác sĩ Houman Danesh (Bệnh viện Mt. Sinai, New York) đã giải thích cách nhận biết một vài cơn đau, dù nhỏ những vẫn cần quan tâm đặc biệt, như sau:

1 - Cơn đau nhói giữa các xương vai

Đây có thể là biểu hiện của đau tim. Khoảng 30% người lên cơn đau tim không bị đau ở ngực như thông thường. 

anh minh hoa.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Đau ở các xương vai phổ biến ở phụ nữ. Cùng với các dấu hiệu như đau hàm, khó thở và buồn nôn. Nếu cùng lúc xuất hiện đau giữa các xương vai và các dấu hiệu này nên đến bệnh viện ngay.

2 - Đau điếng và đột ngột ở đầu

Có thể là dấu hiệu của chứng phình mạch (aneurysm), tương tự một khoảng phình như quả bóng trong động mạch. Thường thì chúng ta hay bị đau đầu nhẹ và uống thuốc có thể làm hết đau. Và nếu lúc nào đó, cơn đau dữ dội xuất hiện thì cần phải được bác sĩ điều trị ngay.

Làm sao để biết cơn đau này không phải là đau nửa đầu? - Nếu là đau nửa đầu thì bạn sẽ buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh và cơn đau nửa đầu có diễn tiến từ từ.

Xuất huyết não do phình mạch thoát vị (ruptured aneurysm) không phổ biến lắm. Tuy nhiên nếu không được bác sĩ xử lý kịp thời, sẽ bị xuất huyết não và sẽ khó điều trị hơn.

Khi đầu bị đau điếng một cách đột ngột thì không nên uống aspirin vì sẽ làm tăng xuất huyết.

3 - Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới bên phải

Có thể là đau do viêm ruột thừa. Cơn đau thường xuất hiện ở thượng vị (đôi khi chúng ta nhầm lẫn với viêm dạ dày), nhưng sau đó cơn đau di chuyển xuống hố chậu phải. Nếu để lâu, ruột thừa viêm bị vỡ có thể gây viêm phúc mạc.

4 - Đau nhói ở răng khi đang ngủ

Nghiến răng thường xuyên có thể làm dây thần kinh trong răng vị viêm nhiễm và lớp men bảo vệ bị mất đi. Đây cũng là nguyên nhân gây đau nhói ở răng khi đang ngủ và có lúc đau đến phải giật mình thức giấc. Trong trường hợp này, cần đi khám răng sớm.

5 - Đau ở vùng giữa lưng có kèm theo sốt

Có thể do nhiễm trùng thận (kidney infection). Cơn đau này là biểu hiện của vi khuẩn đi qua đường tiểu đến thận, gây nguy hiểm hơn. Ban đầu là các triệu chứng nhiễm trùng tiểu, bị đau khi đi tiểu nhưng thường chúng ta không để ý. Khi đó, bạn cần kháng sinh ngay. Vì thế, phải đến gặp bác sĩ.

6 - Đau khi kinh nguyệt mà uống thuốc không giảm

Có thể là do chứng lạc nội mạc tử cung (endometriosis). Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến việc sinh con và làm cho 40-60% phụ nữ bị đau dữ dội khi hành kinh. Nhất định phải đi khám và được bác sĩ tư vấn điều trị.

7 - Vùng đau dưới bắp chân

Có thể do huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis - DVT). Nếu bạn bị đau ở một vùng nhỏ dưới bắp chân thì có thể là do cục máu đông ở tĩnh mạch sâu. Khi chạm vào, các khối này đỏ và ấm lên. Nếu để lâu, các cục máu đông này sẽ to lên hoặc di chuyển đến phổi và làm cản dòng máu lưu thông. Nếu chúng di chuyển đến tim, có thể gây đau tim và di chuyển đến não, có thể gây đột quỵ.

Nếu phải ngồi lâu trên các phương tiện di chuyển, để tránh tình trạng này bạn nên:

- Căng cơ hoặc di chuyển sau mỗi 1-2 giờ đồng hồ.

- Dùng ngón chân để vẽ các ký tự hay bất cứ gì đó xuống sàn phương tiện di chuyển. Nâng các ngón chân lên xuống, chuyển động trái phải. Khi làm việc này, sẽ tránh được tình trạng cục máu đông.

- Uống nước thường xuyên trong quá trình di chuyển trên phương tiện.

Trần Trọng Hiếu
(Theo The Health Today)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin