Chi tiết tin tức

Những điều cần biết về cúm A-H1N1

21:15:00 - 11/06/2018
(PGNĐ) -  Cúm A-H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A-H1N1 gây ra.

Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Cúm A-H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

anh sk.jpg
Cúm A-H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A-H1N1 gây ra

Virus cúm này tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 - 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang...; tồn tại trong quần áo từ 8 - 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. 

Loại virus này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước, có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Do đó, hồ bơi cũng có thể tạo ra môi trường cho virus phát triển; đặc biệt là vào tiết trời mưa dầm, thiếu ánh nắng để diệt virus.

Cúm A-H1N1 lây truyền như thế nào?

Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. 

Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nhất là ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ...

Các triệu chứng nhiễm cúm A-H1N1

Người nhiễm cúm có biểu hiện sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. 

Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Bệnh cúm A-H1N1 có triệu chứng giống với cúm thông thường, chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng cách lấy dịch mũi họng tại cơ sở y tế để xét nghiệm.

 

Làm gì để phòng tránh nhiễm cúm A-H1N1?

Có thể phòng ngừa nhiễm virus cúm A-H1N1 bằng các cách sau: 

- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

- Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.

- Khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.

- Những người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.

- Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm.

- Cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên một mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.

- Không tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Tổng hợp từ Cục Y tế Dự phòng

 

Trần Trọng Hiếu

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin