Chi tiết tin tức

Stress làm bệnh ung thư tiến triển xấu hơn

21:21:00 - 16/07/2019
(PGNĐ) -  Nhịp sống ngày càng nhanh chính là “yếu tố thúc đẩy stress hoàn hảo”. Nhịp tim nhanh, dạ dày bất ổn và cảm nhận về cuộc sống ngày càng mờ nhạt,… là điều không thể tránh khỏi.

Ngoài ra, tình trạng stress kéo dài còn gây hại rất nhiều cho cơ thể, từ viêm nhiễm bên trong cho đến các bệnh về chuyển hóa.

Và stress cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng diễn tiến của bệnh ung thư.

stress.jpg
Tình trạng stress kéo dài gây hại rất nhiều cho cơ thể, 
từ viêm nhiễm bên trong cho đến các bệnh về chuyển hóa - Ảnh chỉ mang tính minh họa

Nhiều nghiên cứu cho thấy stress ảnh hưởng đến sự phát triển của ung thư - theo chuyên gia Shelley Tworoger, chuyên về khoa học dân số tại Trung tâm Ung thư Moffitt (Tampa, Florida). Chuyên gia này đã có buổi trình bày về mối liên hệ giữa stress và ung thư tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ đầu tháng 6 qua tại Atlanta.

Theo đó, ở người đã mắc ung thư, stress có thể tăng tốc sự phát triển của bệnh và gây ra các hệ quả xấu. Nhiều bằng chứng khoa học đã củng cố cho nhận định này.

Theo Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Ung thư, bằng chứng cho rằng stress gây ra ung thư vẫn còn yếu; dù vậy lý giải về mặt sinh học lại cho thấy sự tồn tại của mối liên hệ này.

Stress ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?

Stress cấp tính (bộc phát) hoàn toàn bình thường và giúp chúng ta phản ứng lại các tình huống nguy hiểm. Ví dụ, khi một con sư tử đang rượt đuổi bạn hay bạn gần như sắp bị tai nạn xe; phản hồi stress của cơ thể làm tăng nhịp tim của bạn, thị lực sắc bén hơn - điều này giúp bạn sống còn. Trong tình huống stress, cơ thể sẽ phóng thích cortisol, hormone stress.

Còn với stress mãn tính (kéo dài theo thời gian), đặc biệt là trạng thái lo lắng, đau khổ hay đau đớn về mặt thể chất sẽ liên tục kích hoạt cơ thể phóng thích corisol - đây vốn không phải là “thiết kế” có sẵn và mặc nhiên của cơ thể chúng ta.

Các tiền nghiên cứu cho thấy chính điều này gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể như: làm thay đổi cơ chế chuyển hóa, làm tăng mức độ một số hormone, làm các nhiễm sắc thể ngắn lại. Tất cả những thay đổi này ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển và diễn tiến của bệnh ung thư - chuyên gia khẳng định.

Việc phóng thích hormone stress cortisol liên tục theo thời gian sẽ làm phá hủy các DNA và tác động đến việc tự sửa chữa DNA, theo các chuyên gia Đại học Brighton, Anh quốc.

Ngoài ra, stress kéo dài còn làm yếu đi hệ miễn dịch của cơ thể. Hệ miễn dịch hoạt động như “đội quân làm sạch”, phá hủy và dọn dẹp các tế bào bị hư hoại hoặc bị lỗi về gene, về chuyển hóa. Hệ miễn dịch bị suy yếu chính là cánh cửa mở ra cho sự phát triển của tế bào ung thư.

Stress và nguy cơ ung thư

Theo các chuyên gia, rất khó để có thể thiết kế một nghiên cứu để làm rõ stress “tiếp nhiên liệu” thế nào cho ung thư và trải nghiệm stress cũng là yếu tố chủ quan không dễ đo lường.

Bản thân stress có thể tự khuếch đại trong cơ thể chúng ta theo nhiều cách, phụ thuộc vào cách mỗi người tiếp nhận, xử lý và thích ứng với stress.

“Một số người có phản ứng tiêu cực với stress từ công việc, cũng có một số người có xu hướng thích sự căng thẳng trong công việc. Chính sự tri nhận này tác động đến phản hồi của cơ thể với stress”, chuyên gia nhấn mạnh.

Do vậy, các kết quả nghiên cứu ở người đều cho thấy tác động qua lại, hơn là quan hệ nhân quả giữa stress và ung thư. Một số nghiên cứu trước đây gợi ý stress kéo dài có liên quan đến tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đường tiêu hóa.

Một nghiên cứu năm 2017 của Nhật Bản, phát hành trên tạp chí Báo cáo Khoa học tìm hiểu mối liên hệ giữa mức stress và ung thư trên hơn 100.000 người. Kết quả không cho thấy sự liên quan nào giữa stress ngắn hạn và nguy cơ ung thư nhưng phát hiện rằng một số người, nhất là người nam liên tục bị stress nặng trong thời gian dài có cao hơn 11% nguy cơ phát triển ung thư, so với người có mức stress thấp hơn.

Và trong một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia phát hiện người nào có sự cô lập với xã hội có cao hơn 1,5 lần nguy cơ phát triển ung thư tử cung so với người có đời sống và quan hệ xã hội tốt đẹp. Ngoài ra, người có biểu hiện của rối loạn stress sau sang chấn tâm lý (PTSD) cũng có nguy cơ cao với ung thư này.

Một phân tích khác phát hành trên Tạp chí Thế giới về Ung thư cũng cung cấp thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa stress do công việc và nguy cơ ung thư. Theo đó, stress công việc có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư ruột kết, ung thư phổi, ung thư thực quản nhưng không thấy mối liên hệ với ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú hay ung thư tử cung.

Tuy chưa có kết luận chắc chắn nào về mối liên hệ giữa stress và nguy cơ phát triển ung thư nhưng giảm stress và duy trì lối sống lành mạnh, khoa học là điều rất quan trọng để có sức khỏe tốt góp phần làm giảm bớt nguy cơ phát triển ung thư.

Đức Hòa
(theo Live Science)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin