Chi tiết tin tức

Tận dụng Những “phần bỏ đi” giàu dưỡng chất của rau củ quả

22:36:00 - 23/01/2020
(PGNĐ) -  Chúng ta thường bỏ đi phần vỏ, hạt, lõi của đa số rau củ quả tươi; tuy nhiên đây lại là những phần chứa nhiều dưỡng chất và có công dụng tốt cho sức khỏe.

Tận dụng các “phụ phẩm” này vừa không bỏ phí thực phẩm và tiết kiệm chi phí.

 

vo cam chanh quyt.jpg
Vỏ cam, chanh quýt có tác dụng khử mùi và chứa nhiều dưỡng chất


1. Vỏ các loại trái cây họ cam chanh

 

Vỏ chanh có tác dụng làm sạch chén bát và khử mùi hôi hiệu quả.

 

Trong 2 muỗng vỏ chanh có khoảng 3 g chất xơ. Vitamin C trong vỏ chanh cao gấp 5 lần trong ruột chanh. Ngoài ra, vỏ chanh cũng là nơi tập trung các vitamin, khoáng chất khác như: riboflavin, thiamin, niacin, folate, vitamin B6, B5, vitamin A, calcium, sắt, potassium, kẽm và magnesium.

 

Do đó, có thể xay vỏ chanh và cho vào các món sinh tố, nước ép; cho lên bề mặt các loại bánh hoặc cho vào trà, cà phê để tận dụng nguồn dưỡng chất giàu có trong vỏ chanh.

 

2. Vỏ chuối

 

Chuối chứa các tryptophan, giúp thúc đẩy serotonin - loại hormone hạnh phúc giúp điều chỉnh trạng thái tinh thần và áp lực thần kinh.

 

Bạn có thể xay vỏ chuối chín cho vào các loại bánh ngọt, bánh nướng hoặc cắt lát chuối chín còn nguyên vỏ rồi cho lên mặt bánh nướng.

 

3. Vỏ và hạt dưa hấu

 

Dưa hấu là loại trái cây ngon có thể ép lấy nước làm thức uống và ăn vặt hàng ngày.

 

Phần vỏ trắng ở giữa lớp cơm dưa màu đỏ và phần vỏ xanh bao bọc bên ngoài chứa amino axit có tên citrulline, được chuyển hóa thành arginine - giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng dòng máu lưu thông đến các cơ quan, tốt cho tim mạch, thúc đẩy miễn dịch, giảm tình trạng yếu cơ - theo tạp chí Hiệp hội Thế giới về Dinh dưỡng trong Thể thao.

 

Hơn nữa, trong vỏ và hạt dưa còn chứa vitamin C, B6 có lợi cho đề kháng cơ thể.

 

Có thể cho hạt dưa vào các món sinh tố, rau trộn, súp cà chua và khoai tây hoặc ăn vặt; rang hạt dưa trong lò điện, trộn với dầu ô liu và muối, ở nhiệt độ 350 độ C trong khoảng 10 -15 phút.

 

4. Phần cuống của bông cải

 

Cuống bông cải xanh chứa nhiều sulforaphane - chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật với thành phần kháng viêm nhiễm cao, bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy DNA, làm suy yếu các chất gây ung thư và sự hình thành mạch máu tế bào ung thư.

 

Cắt mỏng phần cuống non ăn sống hoặc nấu chín như luộc, xào… Thậm chí có thể nấu chín rồi cho thêm vào thức ăn của em bé.

 

5. Phần lõi trái thơm

 

Lõi (hay còn gọi là cùi) trái thơm (khóm) chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất; trong đó có bromelain - một loại men giúp tiêu hóa protein; có các thành phần kháng viêm giúp giảm sự tiết dịch đường mũi do viêm nhiễm, giảm đau khớp, đau cơ.

 

Ngoài ra, thơm còn chứa các thành phần chống đông máu, giúp phân tách các tơ huyết đông máu, có tác dụng chống ung thư.

 

Bạn có thể cắt hạt lựu lõi thơm cho vào các món rau trộn, sinh tố. Nếu dùng không hết có thể đông lạnh hay đơn giản nhất là cho vào trong nước uống, trà để làm tăng mùi vị cho thức uống; hoặc cắt nhỏ, xào lên làm món sate dầu ô liu; cho vào món sữa chua trái cây.

 

6. Ngọn củ cải đỏ

 

Phần chồi hay ngọn xanh của cà-rốt ăn được và an toàn, có thể thay thế cho thảo dược tạo mùi thơm trong nhiều món ăn.

 

Nếu bạn ngại vị đắng do chất astringent của ngọn củ cải đỏ thì có thể luộc trước khi cắt nhỏ cho vào trong súp.

 

7. Vỏ củ hành

 

Vỏ củ hành chứa nhiều quercetin - dưỡng chất thực vật giúp đánh bại viêm nhiễm, giảm huyết áp cao, ngăn sự hình thành mảng bám trong thành động mạch và giúp tim khỏe mạnh.

 

Vỏ củ hành tím chứa hàm lượng quercetin nhiều hơn các loại củ hành khác.

 

8. Phần chồi từ cọng cần tây

 

Có thể bạn không chú ý, phần cọng cần tây cũng có các chồi nhỏ và bạn có thể dùng trong nấu ăn. Các lá này giàu magnesium, calcium, vitamin C có thể dùng trong món salad, dùng như rau sống, rau thơm.

 

9. Vỏ trái kiwi

 

Cũng giống như vỏ các loại trái nhà họ cam chanh, vỏ kiwi ăn được, chứa nhiều vitamin C và có hàm lượng chất xơ cao hơn cả phần cơm kiwi bên trong.

 

Bạn có thể làm món sinh tố kiwi còn vỏ.

 

10. Rễ cây ngò rí

 

Rễ cây ngò chứa nhiều dưỡng chất hơn cả phần lá và thân ngò, có các thành phần chống ung thư và các dưỡng chất có lợi cho da, mắt.

 

Trần Trọng Hiếu

(theo Reader’s Digest)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin