Chi tiết tin tức

Trầm cảm chức năng cao là gì?

20:14:00 - 04/08/2018
(PGNĐ) -  Trầm cảm chức năng cao (high functioning depression) nói đến “trạng thái suy nhược tinh thần mức độ nhẹ, có thể kéo dài trong khoảng 5 năm ở người trưởng thành hoặc kéo dài từ 1-2 năm ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên” - theo các chuyên gia Trường Y tế Công cộng, Đại học Harvard.

Dù bất ổn tâm lý này không gây ra sự phá hủy lớn, không khiến chúng ta rơi vào trạng thái tuyệt vọng, trầm cảm chức năng cao có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của chúng ta - làm giảm sự nhiệt tình trong công việc, học tập, trong gia đình và thậm chí là các quan hệ xã hội. 

Một thay đổi nhỏ trong các hoạt động xã hội có thể là một trong các dấu hiệu đầu tiên nhất của bất ổn này. 

a skoe.jpg
Trầm cảm chức năng cao là nói trạng thái suy nhược tinh thần mức độ nhẹ, 
có thể kéo dài trong khoảng 5 năm ở người trưởng thành... - Ảnh minh họa

“Người bị trầm cảm chức năng cao vẫn đi làm, tương tác tốt với mọi người nhưng ngoài giờ làm việc, họ có thể không thích gặp gỡ bạn bè, lấy cớ “công việc căng thẳng” để từ chối những lời mời của người khác. Họ có thể tự cách ly mình và tạo ra khoảng cách với các mối quan hệ khác”, các chuyên gia chia sẻ.

Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy bạn đang có khả năng mắc chứng trầm cảm chức năng cao:

1 - Bạn có các bất ổn sức khỏe

Đây là con đường hai chiều. Khi đang điều trị bằng thuốc, bạn có thể bị suy nhược tinh thần. Các bất ổn sức khỏe cần điều trị như bệnh ung thư, tiểu đường đều có thể gây ra stress và áp lực tinh thần dẫn đến suy nhược, khủng hoảng tinh thần - theo bác sĩ tâm thần học Michelle Riba - Chủ tịch Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, Đại học Michigan.

Mặt khác, suy nhược tinh thần cũng có thể làm suy yếu sức đề kháng của chúng ta, làm chúng ta nhạy cảm hơn với bệnh tật.

2 - Các bất ổn về giấc ngủ

Nếu bạn khó ngủ, ngủ không ngon như bình thường, trở mình liên tục trong đêm hay các bất ổn giấc ngủ khác… đều là những dấu hiệu cảnh báo suy nhược hoặc trầm cảm và làm cho các bất ổn giấc ngủ trở nên trầm trọng hơn.

Giấc ngủ ngon là chìa khóa để có sức khỏe tinh thần tốt đẹp, tiến sĩ tâm thần học Carol Landau - Đại học Brown khẳng định. 

3 - Lo âu, bất an kéo dài

Chúng ta nhanh chóng suy nhược tinh thần bởi những nỗi buồn, có xu hướng nghiêm trọng hóa vấn đề, cảm thấy lo âu. Sự sợ hãi và lo lắng có thể nhân lên theo nhiều cách.

Chúng ta rơi vào trạng thái bất an liên lục, lúng túng, cảm giác sốt ruột không yên.

4 - Lệ thuộc vào thói quen có hại

Bạn có xu hướng uống bia rượu nhiều hơn bình thường, sử dụng các chất gây nghiện, ăn nhiều hơn, chơi game nhiều hơn vì các hành vi này giúp “thỏa mãn” về mặt cảm xúc cho bản thân. 

Tuy nhiên, càng bám dựa vào các thói quen hay sở thích không lành mạnh này thì lại càng làm khuếch đại các biểu hiện của suy nhược tinh thần, của lo lắng và các rối loạn giấc ngủ và trở nên lệ thuộc vào người khác.

5 - Sự thành công trong học vấn, công việc cũng là yếu tố nguy cơ

Người thành công trong học tập, công việc lại thường có nguy cơ trầm cảm chức năng cao. 

Dù thành đạt trong nghề nghiệp, họ lại đối diện với mức stress rất cao và những người này cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ để cân bằng cảm xúc và đời sống tinh thần.

6 - Dễ cáu gắt, khó chịu

Cáu gắt, khó chịu là dấu hiệu phổ biến khác của trầm cảm chức năng cao và đặc biệt gây khó khăn cho người nữ. 

7 - Gia đình có người mắc bất ổn này

Các chuyên gia đồng thuận rằng biết được bệnh sử gia đình là điều cần thiết để dự đoán và chẩn đoán suy nhược, trầm cảm. 

Các nghiên cứu cho thấy, càng có nhiều người thân mắc các bất ổn tâm thần hay nghiện rượu, chất gây nghiện thì khả năng mắc bất ổn này của bản thân càng cao.

Hiểu rõ các biến đổi gene và bệnh sử gia đình có liên quan cũng có thể giúp ích rất nhiều trong cải thiện bất ổn tinh thần này. 

Trần Trọng Hiếu 
(theo Reader’s Digest)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin