Chi tiết tin tức

Truyện các vị Tỳ-kheo-ni – Ni sư Tịnh Kiểm ở chùa Trúc Lâm đời Tấn

09:35:00 - 07/01/2015
(PGNĐ) -  Ni sư họ Trọng, tên là Linh Nghi, người Bành Thành[9]. Cha ni sư giữ chức thái thú[10] Vũ Uy[11]. Thuở nhỏ, ni sư rất hiếu học; lớn lên, lập gia thất, nhưng không may đã sớm mất chồng, gia cảnh nghèo khó nên thường dạy đàn và sách vở cho những kẻ quyền quí tha hương.

Một hôm, nhân nghe pháp, ni sư khởi lòng kính tin, ưa thích nhưng chưa biết thưa hỏi với ai. Về sau, ni sư gặp sa-môn Pháp Thỉ là một vị thông hiểu kinh điển.

ty kheo ni pb

Vào giữa niên hiệu Kiến Hưng (313-317), đời Tấn, thầy xây chùa ở cửa phía tây cung thành. Ni sư đến đấy và được nghe thầy thuyết pháp, nhân đó đại ngộ. Vì mong cầu lợi ích của chính pháp và nghĩ mình đang lúc khỏe mạnh, nên ni sư mượn kinh sách của thầy để xem và nhận được ý chỉ sâu xa.

Hôm nọ, ni sư thưa thầy:

- Trong kinh có ghi: “Tì-kheo, tì-kheo-ni”. Nay xin thầy cho con được xuất gia.

Thầy bảo:

- Bên Ấn Độ có hai chúng nam và nữ, nhưng ở đây chưa đủ giới pháp ấy.

Ni sư thưa:

- Kinh đã ghi: “Tì-kheo, tì-kheo-ni”, lẽ nào lại có một giới pháp khác?

Thầy bảo:

- Người nước ngoài nói: “Bên ni có năm trăm giới”. Đó chính là điểm khác biệt. Cô nên đến hỏi hòa thượng.

Hòa thượng dạy:

- Giới của ni phần lớn giống giới bên tăng, chỉ khác vài chỗ, nếu không nhận được điểm khác nhau ấy thì nhất định không được truyền. Bên ni có mười giới được lĩnh thụ từ bên đại tăng, nhưng nếu không có hòa thượng ni thì không có người để y chỉ.

Ngay đó, ni sư tự cạo tóc, xin hòa thượng cho thụ mười giới. Lúc ấy, có hai mươi bốn người cũng có tâm nguyện như ni sư. Họ cùng nhau xây chùa Trúc Lâm ở cửa phía tây cung thành. Thời đó chưa có thầy ni, nên họ theo ni sư học hỏi.

Vượt hơn các vị hòa thượng có đức độ là sa-môn Trí Sơn người Tây Vực[12] đang sống ở nước Kế-tân[13], là vị có trí tuệ, bao dung, độ lượng, chuyên tu tập thiền quán và tụng niệm.

Vào cuối niên hiệu Vĩnh Gia (307-313), đời Tấn, sư sang Trung Quốc khất thực để nuôi sống bản thân, những điều nói ra cốt là để hoằng dương đạo pháp, nhưng lòng tin của con người thời ấy còn cạn mỏng, chưa ai biết cầu mong hay thưa hỏi.

Đến niên hiệu Kiến Vũ thứ nhất (317), sư trở về nước Kế-tân. Sau đó, Phật-đồ Trừng[14] từ Ấn Độ sang kể lại công hạnh và đức độ của sư. Nghe xong, mọi người đều cảm thấy hối tiếc.

Ni sư nuôi dạy đồ chúng có phép tắc rõ ràng và thanh cao thoát tục, thuyết pháp giáo hóa có ảnh hưởng rất lớn như gió thổi rạp cỏ.

Vào niên hiệu Hàm Khang (335-342), đời Tấn, sa-môn Tăng Kiến thỉnh được các bộ Tăng-kì-niYết-ma vàGiới bản tại nước Nhục-chi[15].

Vào ngày 8 tháng 2 niên hiệu Thăng Bình thứ nhất (357), ni sư thỉnh được vị sa-môn người nước ngoài là Đàm-ma-kiệt-đa lập giới đàn tại Lạc Dương.

Cũng vào đời Tấn, sa-môn Thích Đạo Tràng cho nhân duyên giới kinh rất khó trao truyền, nên pháp sự ấy không thành tựu. Nhân đó, ni sư cùng với ba vị đồng một đàn giới đi thuyền vượt qua sông Tứ, đến chỗ đại tăng để xin thụ giới cụ túc. Vào đời Tấn, ni sư là vị tì-kheo-ni đầu tiên trên mảnh đất Trung Hoa này.

Ngay ngày yết-ma truyền giới, có mùi thơm đặc biệt lan tỏa khắp nơi, đại chúng đều nghe thấy, ai nấy vô cùng vui mừng và càng thêm kính trọng ni sư. Nhờ gìn giữ giới hạnh nghiêm mật, chí tu học không ngừng nghỉ, nên ni sư có rất nhiều thí chủ. Tuy nhiên, được cúng dường bao nhiêu thì ni sư phân phát bấy nhiêu, lúc nào cũng ưu tiên cho người, còn mình thì nhận sau cùng.

Vào cuối niên hiệu Thăng Bình (357-362), ni sư bỗng nghe phảng phất mùi thơm trước đây và thấy một luồng ánh sáng đỏ, lại có cô gái cầm cành hoa năm màu từ trên hư không đi xuống. Thấy vậy, ni sư vô cùng vui mừng và bảo đại chúng:

- Các vị hãy khéo tu trì, giờ ta đi đây!

Nói xong, ni sư chắp tay từ biệt mọi người, rồi bay thẳng lên trời. Đoạn đường ni sư lướt qua sáng rỡ như cầu vồng. Năm đó, ni sư bảy mươi tuổi.

 

Theo Hoa Vô Ưu/ Pháp Bảo

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin