Chi tiết tin tức

Vài nét về Phật giáo Mật Tông

07:39:00 - 03/04/2015
(PGNĐ) -  Mật tông là phần bí mật hay bí  truyền của thực hành Phật giáo. Nó thường được gọi là Kim Cương thừa hay con đường kim cương. Mật tông cũng được sử dụng như một thuật ngữ để chỉ các bản văn kinh điển bí mật hoặc bí truyền.
 

 Pháp vương Dorje Pa Mu giải thích rằng mặc dù nó chứa đựng các pháp cao nhất trong Phật giáo, bạn không nên coi nó là cao hơn hay cho rằng Phật giáo công truyền được thực hành bởi các dòng phái khác là pháp cấp thấp. Phật Pháp không phân chia thành cao thấp để so sánh. Tất cả 84.000 pháp môn ra đời để đáp ứng với các căn cơ khác nhau của chúng sinh. Phật-pháp chỉ có một sự thật không phụ thuộc vào việc được diễn giải như thế nào. 

Phật giáo hiển thừa và Phật giáo Kim Cương thừa không phải là  hai trường phái riêng biệt. Phật giáo hiển thừa là một nửa của hệ thống giáo pháp. Kim cương thừa  đích thực bao gồm những giáo lý của nhiều trường phái hiển thừa cộng với các thần chú, thủ ấn, quán tưởng, cúng dường mạn đà la được thực hành như một nhóm hoặc riêng rẽ, cùng với những quán đảnh bí mật bên trong hoặc bên ngoài. Nó bao gồm một nền tảng sự tu tập về “Pháp thân” của Phật giáo hiển thừa cũng như sự thực hành cao cấp hơn trong tu tập về “Báo thân” và “Hóa thân”. Trong thực hành Kim Cương thừa hay Mật thừa một người sẽ cố gắng để giác ngộ về cả ba thân ngay trong một đời. Tuy nhiên, điều này CHỈ có thể đạt được nếu người đó đi theo một Đạo sư kim cương đích thực và được nhận những quán đảnh bí mật bên trong. 

Phật giáo mật thừa đích thực bao gồm tất cả những giáo lý của các trường phái hiển thừa cũng như những giáo lý và thực hành bí mật. Có những người tự xưng là giảng sư của mật thừa nhưng chỉ biết đưa ra những bài chuyển động tay phức tạp hay thủ ấn, tụng các thần chú, thực hiện cúng dường Mandala hoặc hướng dẫn đệ tử thông qua các quán tưởng tinh vi mà không giảng dạy hoặc biết rất ít về các kinh điển hiển giáo. Đây không phải là Phật giáo mật thừa đích thực. Nếu không có những học thuyết nền tảng cơ bản của Phật giáo trong Tam tạng kinh điển, một người sẽ không thể thực hành mật thừa, chưa nói đến việc đi dạy về chúng. Đó là lý do tại sao ở các chùa của chúng tôi dạy thực hành thiền từ Nguyên thủy và Thiền Tông, cùng với một số thực hành Tinh độ tông và mhững trường phái Hua-yen và Fa-hsiang cũng như các phương pháp của mật tông. Các đệ tử được dạy dỗ theo mối liên hệ giữa nghiệp riêng của họ với Pháp. 

Đôi khi các kỹ thuật của hiển giáo này được dạy đồng thời với một số pháp thực hành mật tông nhất định và đôi khi chúng phải được thành thạo trước khi bước vào mật tông. Không phải tất cả đệ tử đều có thể nhận tantra, trong đó hình thức cao nhất có thể đưa đến sự giải thoát ngay trong đời này. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều có thể tiến bộ và đạt được những cấp độ cao của sự thành tựu tùy theo nỗ lực và nghiệp của họ. Tất cả những giáo lý của các chùa chúng ta đều nhằm dẫn dắt chúng sinh đến sự giải thoát khỏi khổ đau của vòng sinh tử luân hồi. Đó là mục đích duy nhất của thực hành Phật giáo. Đây là một điều vô cùng quan trọng! 

Những người chỉ học Phật giáo hiển thừa họ học những khía cạnh cơ bản (một số phần của giáo lý hay học thuyết) của Phật Giáo. Mật thừa chứa đựng những giáo lý tiểu thừa VÀ đầy đủ trọn vẹn của cả giáo lý đại thừa công truyền lẫn bí truyền cùng VÀ các nghi thức và thực hành bí mật.

Quán đảnh mật tông là một nghi lễ trong Phật giáo Kim cương thừa mà theo đó các pháp được truyền theo hình thức tantra thông qua công đức vô lượng và năng lực của một vị thầy. Trong suốt buổi lễ, vị thầy quán tưởng mình trở nên như một vị Phật hay Bồ tát. Trong buổi lễ này đệ tử sẽ được gia trì bởi vị thầy để được chấp nhận thực hiện các thực hành thiền định đặc biệt. Đệ tử theo nghi lễ được nhập vào mandala của một vị bổn tôn mật tông đặc biệt bởi vị đạo sư kim cương của mình. Người đệ tử nhờ đó được gia trì để thực hành các thực hành tâm linh (sadhana) hay các câu thần chú, thủ ấn và quán tưởng có liên quan của vị bổn tôn đó.

Có ba lớp quán đảnh: quán đảnh ngoại mật, quán đảnh nội mật và quán đảnh bí mật hay quán đảnh tối cao (còn được gọi là quán đảnh “linh thánh”). Mỗi lớp quán đảnh lại được chia thành các phương pháp khác nhau. Với quán đảnh bên trong và quán đảnh bí mật cao cấp nhất cần phải có những trạng thái siêu phàm được biểu hiện ở phía trước người đệ tử tại khu vực bàn thờ Phật (Mạn đà la). Những trạng thái kỳ diệu này phải tuân theo Mật tông Tây Tạng được đưa ra bởi chư Phật . Người đệ tử thực sự được kết nối tới chư Phật và chư Bồ Tát trong những quán đảnh này. Bạn cần phải nhớ rằng trừ khi chính bạn thực sự nhìn thấy biểu hiện những năng lực phi thường của pháp còn không thì bạn đã không nhận được quán đảnh nội mật. Hầu hết các quán đảnh được trao trong thời đại ngày nay là quán đảnh ngoại mật. Quán đảnh tối cao hay quán đảnh linh thánh hiếm khi được trao với một số rất ít các vị thầy có khả năng thực hiện được các dạng thực hành này. Các vị thầy kim cương cần phải trải qua một số kiểm nghiệm nhất định để chứng minh cấp độ giác ngộ của mình để có thể thực hiện nghi lễ này.

Việc trao truyền pháp tối thượng yêu cầu phải có cam lồ đích thực trong lễ quán đảnh. Ví dụ, pháp cao nhất trong Phật giáo Kim cương thừa, quán đảnh Ati – yoga Đại Toàn Thiện của Kim Cương bộ, đòi hỏi cam lồ như một yếu tố linh thánh không thể thiếu để tẩy sạch nghiệp xấu của một người và là nguyên liệu để gieo trồng “Hạt giống Kim Cương”. Các dạng quán đảnh nội tantra khác cũng có thể loại trừ những chướng ngại do nghiệp. Đệ tử có thể thâm nhập sâu vào trong pháp thông qua những quan đảnh nội mật.

Một người phải tích lũy công đức lớn lao trong việc thực hành ở quá khứ và  có nghiệp tốt mới có thể thọ nhận mật tông. Có những thực hành sơ khởi cần phải được hoàn thành, chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào nghiệp của đệ tử. Những trường hợp ngoại lệ có thể cho 1) những người đã hoàn thành các giai đoạn này từ tiền kiếp; 2) những người có công đức đặc biệt do những cúng dường hoặc hành động phi thường trong đời này và 3) thông qua ân điển của đạo sư.

Mật tông đòi hỏi sự quán đảnh hoặc gia trì của một vị thầy hay đạo sư đủ phẩm chất, người đưa ra những giáo lý, nghi thức và các phép thực hành đặc biệt cho phép đệ tử nhổ bỏ hay loại trừ những mặt tiêu cực trong tâm mình từ đó trở thành như chư Bồ tát và chư Phật. Các năng lực phi thường được coi như là kết quả tự nhiên của việc giác ngộ và được sử dụng bởi những vị thầy đủ phẩm chất. Tuy nhiên, các đệ tử sơ cơ không được phép thảo luận hay thi triển những năng lực phi thường của họ. Chỉ có những vị Bồ tát cấp cao và các vị Phật mới có thể thị hiện những năng lực đó và chỉ nhằm cứu giúp chúng sinh. Một người thỉnh cầu quán đảnh cần phải thể hiện sự thông hiểu về tính không, biểu lộ đức hạnh và phát triển lòng mong muốn vị tha cứu giúp tất cả chúng sinh. Bất cứ sự gia trì nào cũng sẽ có những tác động hạn chế nếu không có nền tảng thích đáng của các thực hành sơ khởi hay còn gọi là Prayogas. Nó xác nhận rằng các năng lực phi thường không được trao cho người chưa dứt trừ được những khía cạnh tiêu cực của bản thân.

Ngày nay cũng như trong quá khứ, các giáo lý và thực hành Mật tông cao nhất chỉ được khẩu truyền và được giữ bí mật tuyệt đối giữa vị thầy và đệ tử. Do năng lực siêu phàm của những giáo lý này, cần phải xác nhận rằng đệ tử phải được chuẩn bị kỹ lưỡng để thọ nhận chúng. Một vị thầy đích thực thường sẽ kiểm tra đệ tử của mình trong 6 đến 12 năm hoặc lâu hơn nữa trước khi trao truyền những giáo lý cao cấp hơn.

Theo TUYENPHAP.COM

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin