Phật giáo chấp nhận thuyết nhân quả
06:47:00 - 13/10/2013
(PGNĐ) - Phật giáo không tin thuyết định mệnh, nhưng chấp nhận thuyết nhân quả. Nhân quả có thể thay đổi. Nhân quá khứ cộng với nhân hiện tại, có thể thay đổi quả báo.
Nhưng sách Phật nói: “Định nghiệp không thể chuyển, trọng nghiệp không thể cứu” nghĩa là làm sao? Khi Đức Phật nói định nghiệp không thể chuyển là nói những nghiệp ác cực nặng, gọi là 5 tội (ngũ nghịch) : giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá hòa hợp Tăng, làm Phật chảy máu.
Ngoài ra, còn có những tội như hủy báng Tam Bảo, giết người cướp của, đốt nhà phá đê, cưỡng hiếp phụ nữ đều là tội ác cực kỳ nặng, không thể chuyển được. Bởi những hành vi đó không những cưỡng đoạt sinh mệnh người khác, mà còn ảnh hưởng xấu xa lâu dài tới nền trị an xã hội cho nên những tội ác như vậy, tắt phải chịu quả báo.
Ngày xưa có câu ngạn ngữ “Muốn hiểu vì sao trên đời có giặc giã đao binh, chỉ cần nửa đêm nghe tiếng đồ tể giết các súc vật”. Sát sinh quá nhiều không tránh khỏi dẫn tới chiến tranh, tàn sát lẫn nhau.
Kiếp có nghĩa là thời gian hoặc thời hạn. Nhân ác tích lũy đến một trình độ nhất định, sẽ sinh ra tai nạn, hoặc với quy mô khu vực hoặc với quy mô toàn quốc hay thế giới, tùy theo số người tạo nghiệp nhiều hay ít và nghiệp nặng hay nhẹ. Đời này tạo nghiệp không hẳn là đời này chịu báo. Trong đời quá khứ, những người tạo ra những nghiệp nhân giống nhau thì ở đời sau trong hoàn cảnh giống nhau ở một thời điểm nhất định sẽ chịu quả báo giống nhau. “Số” không phải là một từ ngữ Phật giáo. Nhưng trong “Sở từ”, Khuất Nguyên viết : “Số hữu sở bất đãi, thần hữu sở bất thông”. Nghĩa là “số có khi không đuổi kịp, thần thánh có chỗ không thông suốt” (ý nói số có khi không đuổi kịp người, thần tuy gọi là linh thông nhưng vẫn có điều không biết).
Từ “Số” mà Khuất Nguyên dùng là thuật số. Trong Kinh thư có câu “lịch số” của trời tại nơi thân nhà ngươi” (có thể hiểu cái gọi là số mệnh trời chính là do nhà ngươi chứ không phải do trời).
Lại trong cuốn “Văn Tuyển” của Ứng Cư có câu “Sinh ra ở mùa xuân thì xanh tươi, sinh ra ở mùa thu thì vàng héo, đó là số tự nhiên, có gì mà ân hận”.
Các từ “Số” dùng trong các câu văn trên đều chỉ lẽ trời, vận mạng hay là vận khí. Đem từ số ghép với từ kiếp thành ra “số kiếp”.
Kiếp là từ Phật giáo xuất xứ chữ Phạn “Kampa” dịch âm thanh “Kiếp ba”, nó chỉ một quá trình thời gian dài vô cùng, phân biệt thành kiếp đại, kiếp trung, kiếp tiểu. Độ dài một kiếp tiểu tính như sau : Theo đạo Phật, tuổi thọ của loài người dài nhất có thể đến 8 vạn 4 nghìn năm, ngắn nhất là 10 năm. Tính từ 84000 năm, cứ mỗi trăm năm (1 thế kỷ) giảm một tuổi cho đến khi còn 10 tuổi. Rồi lại từ 10 tuổi tính trở lên, cứ mỗi trăm năm thêm một tuổi thọ cho đến lúc đạt 8 vạn 4000 tuổi. Quá trình một lần giảm, một lần tăng như vậy là một tiểu kiếp.
Hai mươi tiểu kiếp làm một trung kiếp. Thế giới mà chúng sinh ở kinh qua 4 giai đoạn : Thành, Trụ, Hoại, Không. Thời gian một giai đoạn là một trung kiếp, bốn trung kiếp họp thành một đại kiếp. Căn cứ vào Kinh Phật có giai đoạn “trụ” mới có hoạt động của chúng sinh. Ở ba giai đoạn còn lại chúng sinh “di chuyển” ở các thế giới khác. Đối với chúng sinh chưa kịp di chuyển mà giai đoạn “hoại” bắt đầu, thì sẽ gặp các tai nạn như đại hỏa (lửa cháy lớn), lụt lớn (đại thủy), bão lớn (đại phong), gọi chung là “kiếp nạn” có thể thiêu hủy cả thế giới vật chất và cảnh giới thiền định nữa.
Khi nói chúng sinh không thoát khỏi kiếp nạn là có nghĩa như vậy. Sau kiếp nạn mà nghiệp báo vẫn chưa hết, thì nghiệp thức của chúng sinh đó lại tiếp tục ở một thế giới khác để tiếp tục chịu thọ báo. Nếu nghiệp báo hết, thì không chờ có kiếp nạn xảy ra, chúng sinh có thể ở cõi Phật từ đó vượt khỏi ba cõi, không còn bị kiếp nạn nữa. Tất nhiên, nếu không tu hành Phật pháp thì khó lòng thoát khỏi kiếp nạn.
Trong dân gian nói chuyện “kiếp số” tuy có liên quan đến Phật giáo nhưng người ta không hiểu được vì sao mà có, chỉ biết đó là điều không thể tránh, mà không biết làm sao để tránh. Vì vậy, gặp lúc bình thường, nhiều người không biết sợ hãi, chơi bơi bừa bãi, đạo đức suy đồi và tư tưởng thoái hóa. Một số người hiểu biết bèn kêu gọi người khác hãy tỉnh ngộ bỏ ác làm lành, nếu không thì thiên tai, dịch họa sẽ ập tới, số người chết sẽ không kể xiết.
Thế nhưng số người biết nghe và tỉnh ngộ rất ít. Những người lên tiếng cảnh tỉnh như vậy có thể là một bậc nhân sĩ có tâm huyết, có thể là Tăng Ni Phật tử có trình độ hiểu biết. Có một số nhân dĩ dựa trên thuyết “kiếp số khó tránh” nói rằng việc “Ma vương” ra đời tàn sát hàng loạt người là có lý, Ma vương không phải là kẻ sát nhân, mà những người bị giết yêu cầu Ma vương xuất thế để giết họ.
Nếu không thì thuyết báo ứng nhân quả thiện ác không đúng nữa. Đó là một lập luận sai lầm cần được uốn nắn. Bởi vì, nếu lập luận rằng Ma vương xuất thế là để đáp ứng chúng sinh phải chịu kiếp nạn, thì có khác gì nói rằng đao phủ giết người là làm đúng pháp luật chứ không phải là phạm tội. Thực ra, đã là Ma vương thì là phạm tội ác chứ không phải là “thay trời hành đạo”.
Chỉ có thiên tai lớn mà sức người không chống đỡ nỗi mới gọi là “số trời” (thiên số). Ma vương giết người thì tội ác càng nặng cũng sẽ chịu ác báo. Hỏa tai, bão lụt là báo ứng tự nhiên và do người tạo nghiệp trực tiếp chịu đựng. Chính vì vậy mà kinh Phật chỉ nói tới các kiếp nạn tự nhiên như hỏa tai, bão lụt, không nói chuyện Ma vương hay đại diện Ma vương thực hiện ác báo của chúng sinh. Ma vương giết người, có thể là do người bị giết có tội, cũng có thể do Ma vương nhất thời nổi giận cũng có thể do người ác xúc xiểm gây ra. Thậm chí có trường hợp nhiều người mượn danh nghĩa “thay trời hành đạo” để tàn sát sinh linh không tiếc tay. Đó toàn là những việc làm không chính đáng. Vì vậy, mà Phật giáo không tán thành quan điểm cho rằng Ma vương xuất hiện thay cho thiên tai để giết hại sinh linh.
Muốn thoát khỏi kiếp số, chúng sinh cần tu học Phật pháp, giữ 5 giới, làm 10 điều lành, như vậy mới tránh khỏi nỗi khổ của 3 cõi là đao binh, hỏa tai, thủy tai và địa ngục. Tu tập thiền định có thể tạm thời dứt bỏ được phiền não trong nội tâm. Nếu giác ngộ mà phát huy được trí tuệ, thì có thể thoát khỏi vòng sống chết của ba cõi. Nếu không đủ niềm tin để tu tập ngũ giới, “thập thiện, thiền định và trí tuệ” thì có thể thường xuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà để cầu vãng sinh sang cõi cực lạc phương Tây, như vậy cũng sẽ thoát khỏi được nỗi khổ của sinh tử luân hồi. Đáng tiếc là chúng sinh biết sợ quả khổ nhưng lại không biết tránh nhân ác. Biện pháp tốt nhất là tức thời bỏ ác làm lành, trồng phước tu học Phật pháp, phát tâm Bồ Đề, cầu thành Phật đạo, như vậy có thể tránh được mọi tai nạn của số kiếp. Lan Ngọc (tổng hợp từ Phật học)
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|