Chi tiết tin tức

Tương Quan và Biện Chứng Nhị Nguyên Luận

06:23:00 - 25/02/2015
(PGNĐ) -  Tư duy tương quan là tư duy mở, còn nếu như bạn không có tư duy tương quan, thì đó là tư duy cực đoan. Và vì sao bạn lại có tư duy cực đoan? Là vì bạn nhận thức đối tượng riêng biệt, theo chủ quan của tâm lý một chiều, thì tất nhiên sẽ là bế tắc. Và khi bạn suy nghĩ bế tắc, thì liền sinh ra tư duy cực đoan thôi. Và đó là tư duy tiêu cực rồi.

 

Tất cả thế gian này đều nằm trong hai chữ tương quan.

 

Như chúng ta đã biết, những người có tư tưởng đều lý luận theo pháp biện chứng “tam đoạn luận” và “liên châu luận”, hoặc là cả hai kết hợp lại. Nhưng không ai có khả năng nói, hay viết theo pháp biện chứng “nhị nguyên luận” được cả. Là vì muốn đạt đến trình độ này, thì bạn cần phải biết được hai chử “tương quan” là như thế nào cái đả.

 

Vậy hai chử tương quan là gì?

 

Tương quan là khoảng nối giữa hai giá trị âm và dương. Là phải nắm vững phương pháp so sánh, đối chiếu, giữa hai mặt âm dương đó của vấn đề, rồi sau đó sẽ rút ra kết quả để ứng phó theo hướng có lợi cho mình.

 

Nhưng nói như vậy thì quá dễ, là vì chúng ta đã thấy hai sự vật đó, nằm ngay trước mắt của mình rồi. Và cái dễ này là sự so sánh tương quan thuộc tục đế mà thôi. Vậy mà cũng có rất nhiều người, còn không biết được cái pháp tương quan tục đế này, chứ nói chi đến hai chử tương quan thuộc chân đế chứ.

 

Và khi chúng ta nói rằng, so sánh tương quan giữa hai mặt âm dương, để cuối cùng rút ra được kết quả “thấu tình đạt lý” là không dễ chút nào. Vì cái phần bề mặt hữu hình thì ai cũng biết rồi. Vì nó có thể đo lường được, bởi nó là hữu hạn. Nhưng cái phần chiều sâu vô hình kia, thì không có ai biết được đâu. Vì nó là cái không đo lường được, nên nó là vô hạn.

 

Tuy nhiên con người có học tập thì cũng biết được, nhờ vào kiến thức trong sách vở mà biết. Nhưng biết như vậy ở trên lý thuyết thì cũng chẳng có ích gì. Và có lẽ trên thế gian này, chỉ có đức Phật vĩ đại của chúng ta là biết rõ điều đó thôi. Vì đức Phật là một nhà hiền triết. Và tư tưởng của Ngài là minh triết thuộc chân lý. Nó khác hẳn với các hệ ý thức triết học, thuộc lý tưởng của các triết gia.

 

Vậy thì tư tưởng mình triết thì sẽ có tư duy tương quan.

 

Và tư duy tương quan là tư duy mở, còn nếu như bạn không có tư duy tương quan, thì đó là tư duy cực đoan. Và vì sao bạn lại có tư duy cực đoan? Là vì bạn nhận thức đối tượng riêng biệt, theo chủ quan của tâm lý một chiều, thì tất nhiên sẽ là bế tắc. Và khi bạn suy nghĩ bế tắc, thì liền sinh ra tư duy cực đoan thôi. Và đó là tư duy tiêu cực rồi.

 

Ngược lại, nếu bạn đã nhìn thấy hết hai mặt âm dương của vấn đề rồi. Sau đó bạn hãy so sánh, giữa hai mặt hữu hình và vô hình đó với nhau. Sao cho bạn sẽ có được cái kết quả tốt nhất là xong. Và đây là cái pháp tương quan thuộc chân đế, có chứa cả tam thiên đại địa trong đó luôn.

 

Vì cái pháp tương quan thuộc chân đế này, chính là một pháp tối thượng lớn nhất. Hay nói khác đi đó chính là trung đạo. Là có một cái điểm vô hình, nằm ở giữa hai giá trị âm dương ở hai bên. Và cái gì có hai thì gọi là nhị nguyên, còn cái gì là hai mà gộp lại làm một, thì gọi là nhất nguyên.

 

Và triết học là thuộc tư duy nhị nguyên, còn minh triết là thuộc tư duy nhất nguyên.

 

Và tư duy nhị nguyên là sự phát triển đi tới của nó, chỉ theo một đường thẳng mà thôi. Mà một đường thẳng được giới hạn bởi hai đầu, thì nó được gọi là một con đường. Và cái con đường này, lại nằm trong một đường tròn minh triết không đầu không cuối.

 

Cho nên có một giới hạn gì mà không có giới hạn ở hai đầu, thì nó sẽ không còn là một giới hạn nữa, mà nó là vô hạn. Vì thế nó không thể là một con đường được. Hay nói khác hơn, triết học là sự chuyễn động một chiều, có mở đầu và có kết thúc của những con đường. Còn minh triết thì là một hành trình vận động lui tới hai chiều, mà không có mở đầu và kết thúc gì cả. Và nó cũng không phải là con đường rỏ ràng như chúng ta muốn có.

 

Do đó dưới đất thì có rất nhiều con đường, nhưng đó là những con đường ảo dẫn vào hang động tối tăm. Còn trên trời thì không có đường để đi, nhưng ai cũng muốn lên đó thì mới lạ.

 

Vì lý tưởng là một con đường có thật trên lý thuyết, mà con người chúng ta dường như là đã nắm bắt được nó trong tay mình rồi. Tuy nhiên rất tiếc, cái đích đến cuối cùng của lý tưởng lại là cái không có thực, mà nó chỉ là một ảo tưởng do đầu óc lý luận của con người tạo ra thôi.

 

Trái lại chân lý thì không phải là một con đường, hay nói khác hơn chân lý là một con đường bí mật của Chúa. Mà tất cả mọi người đều không thể nhìn thấy được, nên nó như là không có thực vậy. Mà chỉ có Chúa mới nhìn thấy được nó thôi, nhưng Ngài cũng không nói ra được. Và cái gì cần thiết và có thể nhận thức được, thì Ngài mới nói ra cho chúng ta biết. Còn cái gì không cần thiết, thì Ngài sẽ không nói ra.

Tuy nhiên, tư duy triết học tuyệt đối thì dành cho chiến thuật, còn tư duy minh triết tương đối thì dành cho chiến lược. Và nếu ai áp dụng được hai cái này vào công việc, một cách hợp lý và chính xác thì sẽ thành công rất lớn. Còn lẫn lộn hai cái đó như Napoleon, Hạng Vũ và Hitler thì bạo phát bạo tàn.

 

Sở dĩ con đường của các hệ ý thức triết học cuối cùng sẽ bế tắc, là vì nó luôn luôn chạy theo hai giá trị âm dương ở hai bên. Đó chính là lấy sức người mà chạy đua với sự chuyễn động của đất trời, thì làm sao chạy cho kịp đây. Vì thực tại chuyễn động rất nhanh ngoài sự nhận thức của con người. Và các hiện tượng có mặt trong đó đều là không có thật, mà nó chỉ như là một ảo ảnh.

 

Vậy mà triết học Phương Tây, lại đi nghiên cứu cái ảo ảnh này, rồi gọi là “hiện tượng luận” gì đó. Vì nếu bạn chạy theo cái giá trị lớn nhất, thì bao giờ cũng sẽ có cái khác lớn hơn. Ngược lại nếu bạn chạy theo cái giá trị nhỏ nhất, thì cũng sẽ có cái khác nhỏ hơn nó nữa. Vì cái giá trị tận cùng mà các triết gia muốn đạt tới, chỉ là một ảo tưởng thì làm sao nó có thực được đây.

 

Vì cuộc đời con người luôn sống trong ảo tưởng, nên tạo nghiệp chướng không ngừng. Nhưng khi bạn thức tỉnh thì tất cả nghiệp chướng sẽ tiêu tan, và tội lỗi của bạn cũng sẽ được rữa sạch hết. Tuy nhiên, Chúa bao giờ cũng nắm giữ một sự thật lớn rất nhiệm mầu, vì thế Ngài chỉ có mặt trong một thế giới huyền bí mà thôi....

 

Và trong thế giới của các pháp hữu vi, thì nó khác với cái thế giới huyền bí của Chúa. Mà trong cái thế giới đó, thì các sự vật cùng tồn tại với nhau để tạo ra ý nghĩa và giá trị cho nhau, thông qua sự tương phản lẫn nhau về tính chất và hình dáng.

 

Vì nếu cái này mà có giá trị gọi là lớn, là nhỏ, thì sẽ phải có những cái khác kế bên nó nhỏ hơn, hay lớn hơn, để so sánh chứ. Do đó sự vật mà có giá trị gì đó, là do nó có mặt trong tương quan so sánh với những cái khác nữa, thì nó mới có giá trị được như vậy. Và tương tự như thế. Xấu đẹp, cao thấp, dài ngắn, xa gần, gì cũng phải có ít nhất là hai cái, thì mới có cái để chúng ta so sánh. Và từ đó nó mới có giá trị được. Bởi vì trên đời này không bao giờ có cái gì là đơn nhất cả.

 

Bởi sự vật là do nhiều duyên hợp lại mà thành. Cho nên khi nhìn vào tương quan, là chúng ta không nên nhìn vào hai đối tượng hai bên như triết học nữa. Mà chúng ta hãy nhìn vào khoảng giữa của hai đối tượng đó. Và cái khoảng giữa đó được gọi là tương quan. Và để lý giải về cái giá trị do tương quan này sinh ra, thì được gọi là pháp biện chứng “nhị nguyên luận”.

 

Và pháp biện chứng “nhị nguyên luận”, là khi chúng ta nói mặt này xong, thì phải nói mặt kia ra ngay đó luôn. Vì vấn đề nào cũng có hai mặt trắng đen của nó hết. Và cái hay của minh triết, là nó luôn giải quyết những vấn đề rất lớn, mà thể hiện nó trong một hình thức rất nhỏ. Vì trong cái đơn giản cụ thể rất nhỏ, nhưng nó có chứa một nội dung rất lớn mang tính trừu tượng.

 

Ví dụ: “Trí óc luôn đưa chúng ta lên thuyền, còn trái tim thì dẫn con người xuống nước”. Hay “cái thực là thanh kiếm của chàng hiệp sĩ ảo”. Hoặc “tôi không còn trẻ để sống theo bản năng, nhưng tôi cũng chưa già để sống trong chịu đựng”. Hay là “bỏ bớt đi sẽ có rất nhiều”.vv và vv.

 

Và thấp hơn pháp biện chứng “nhị nguyên luận” này, là pháp biện chứng “tam đoạn luận”, và “liên châu luận”.vv. Nó cũng giống như công thức tạo thành vũ trụ của Lão Tử vậy. Là từ một sinh ra hai, từ hai sinh ra ba, và từ ba sinh ra tất cả để làm nên trời đất này.

 

Cho nên nếu chúng ta không thể nào biết được, pháp biện chứng nhị nguyên luận thuộc chân đế đâu. Vì đó là pháp của riêng đức Phật rồi. Do đó chúng ta nhất thiết phải dùng được pháp biện chứng nhị nguyên luận thuộc tục đế này. Để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống, cho hòa hợp ổn thỏa là tốt rồi. Và đó chính là tương quan so sánh, giữa hai cái có thật rõ ràng thuộc hữu hình vậy.

 

Vì đa phần người đời, chỉ biết vấn đề có một mặt mà thôi, nên người ta diễn dịch ý nghĩa của nó rất dài dòng, theo kiểu tam đoạn luận rằng. Vì cái tiên đề nó là như thế, cho nên sự lý giải lòng vòng gì đó, thì nó cũng sẽ nằm trong giới han đó thôi, và cuối cùng kết đề thì nó sẽ là như thế luôn.

 

Và người ta cứ lập đi lập lại muôn trùng như thế mãi, thì gọi là liên châu luận. Và người nói chuyện theo phương pháp này một cách xuất sắc nhất, đó là ông già râu bạc Osho. Và ông Osho này là một người, đã làm cho nhiều người phải tranh cải mãi.

 

Vì ông ta là một con người “chấp không”. Cho nên khả năng lý luận của ông ta, rất kỳ lạ và quyến rũ hấp dẫn vô cùng. Mà mục đích của nó là để phủ định tất cả cái thế giới quan này đi. Từ hình thức nhà nước cho đến luật pháp, đạo đức, văn hóa, dân tộc, chính trị, quyền lực, cá nhân hay đám đông, tôn giáo và các hệ ý thức gì, ông ta cũng phủ định hết trơn luôn.

 

Do đó, người Phương Tây mới thấy ông này là rất nguy hiểm. Bởi vì ông ta là một con người đập phá phản kháng từ bản chất. Cho nên nó khác với cách phản kháng, của các triết gia hiện sinh Phương Tây, là họ chỉ phản kháng theo các hiện tượng xảy ra mà thôi.

Vậy nếu chúng ta dùng pháp biện chứng “nhị nguyên luận”, thì vấn đề sẽ được nhận thức rất gọn gàng và đơn giản, xúc tích đến lạ thường.

 

Vì nếu như chúng ta phải dùng đến tư duy phân tích những vấn đề trên, thì dài dòng quá đi. Vì những gì đã được trình bày theo kiểu “nhị nguyên luận”, thì chắc chắn nó sẽ là “thấu tình đạt lý”. Và nó sẽ phù hợp với ba thời. Là quá khứ, hiện tại và vị lai. Có nghĩa là pháp biện chứng “nhị nguyên luận” này, là để diễn dịch ý nghĩa của chân lý vậy.

 

Do đó, để nhận biết người có giác ngộ đắc pháp hay không, thì hãy nghe người đó nói chuyện có theo pháp biện chứng “nhị nguyên luận” hay không thôi. Vì anh nói anh là Phật sống Tây Tạng giác ngộ này kia, mà anh nói dài dòng nhãm nhí quá đi. Anh cứ nói gì tung tung với những cái pháp nhỏ xíu, thì làm sao gọi là giác ngộ thành Phật được.

 

Vì người giác ngộ là sẽ có cái thấy cả hai bên, hay ở trong ở ngoài luôn. Có nghĩa là họ có cái nhìn thấy cả danh nghĩa, lẫn chân nghĩa của vấn đề. Và đó là cái thấy toàn giác, toàn diện, toàn thể cả về thế giới quan và nhân sinh quan luôn.

 

Do đó, thấy như thế là thấy rõ cả bề sâu lẫn bề mặt, chứ không phải thấy khơi khơi một chút, rồi áp đặt “cảm giác chủ quan” của mình lên đó, rồi lý giải chạy theo nó mãi, cho nên nó cứ sinh ra đủ thứ rắc rối lung tung.

 

Vì khi bạn nhìn thấy cũng là một cái này, nhưng bạn phải biết trong những góc nhìn khác, thì nó sẽ có những cái tên khác. Và khi sự vật tan rã ra và hình thành những cái mới, thì nó lại có những cái tên khác nữa. Cái đó gọi là sự giả danh.

 

Ví dụ như nhìn ở góc độ cô đơn tuyệt vọng, thì người ta thấy cái bản ngã là linh hồn. Còn nếu nhìn nó như định mệnh, thì cái bản ngã là định nghiệp. Còn nếu nhìn ở góc độ si mê, thì chúng ta sẽ thấy cái bản ngã như là nghiệp lực. Còn nếu nhìn nó ở mặt ham muốn, thì cái bản ngã sẽ là tham vọng, là tâm lý chiếm hữu. Còn nếu chúng ta nhìn nó ở góc độ tham dục, thì bản ngã sẽ là sự ham muốn theo kiểu bản năng. Còn nếu nhìn ở góc độ nhận thức, thì bản ngã là tà kiến, là sự tự tôn cá nhân của cái tôi. Và cái tôi là một nấm mồ của con người cá nhân rồi.

 

Vì bản ngã hay hữu ngã, chính là cái gốc của tham dục và tà kiến rồi. Và đây chính là tâm sinh lý của con người nói chung, mà ai cũng có, cho nên ai cũng có đau khổ hết. Vì đó là cái điểm tận cùng của các pháp hữu vi trong trời đất này. Còn ngược lại với cái bản ngã, hay hữu ngã này là vô ngã. Và đó chính là cái tâm trống rỗng của đức Phật vậy.

 

Vậy cho nên người có tư tưởng sâu thẳm, là nhìn thấy cả trong lẫn ngoài luôn. Và từ đó người ta mới diễn dịch vấn đề đó, theo pháp biện chứng “nhị nguyên luận” được chứ. Và cái hiểu biết sâu thẳm này, là để thấy hết cái thế giới vô hình trong tâm, thì chỉ có một con đường duy nhất, là phải giác ngộ đắc pháp mà thôi.

 

Do đó chỉ có người giác ngộ, mới có khả năng nhận thức được, tất cả những người khác là như thế nào, chứ không phải là ngược lại. Vì con rồng ẩn trong mây thì làm sao thấy được đây. Mà mỗi người chỉ nhìn thấy có một chút, nên làm sao nói đúng về nó cho được. Còn con rồng nó ở trên trời nhìn xuống đất, thì cái gì mà nó không thấy rõ chớ.

 

Vì thế chỉ có người ngác ngộ chứng đắc rồi, thì mới có khả năng ấn chứng, và công nhận người khác cũng đã giác ngộ như mình. Còn những người bình thường khác, thì không thể nào hiểu được con người giác ngộ đâu. Vì họ nhìn cái gì cũng thông qua tấm gương tà kiến của họ mà, thì làm sao họ có cái tâm bình đẳng, để thấy sự thật được chứ.

 

Vì cái vĩ đại bao trùm vũ trụ là cái dấu mặt không thể gọi tên...

 

Cho nên nhìn từ phía con người ở dưới đất nhìn lên, thì họ sẽ suy đoán và không hiểu được trên trời có những gì. Nhưng cái lạ kỳ là trong cái không rõ ràng đó, thì nó có chứa tất cả những cái gì gọi là rõ ràng ở dưới đây rồi. Vì thế nếu là một con người duy tâm lớn, thì họ cũng sẽ thấu hiểu tất cả các pháp biện chứng khoa học luôn. Và trên con đường chinh phục nội tâm mình, thì họ bước đi từng bước vững chãi tự tin, là vì họ suy tư có phương pháp khoa học rõ ràng mà .

 

Còn những người nào thuộc là duy tâm hữu thần, theo kiểu mơ mộng bùa phép thần thông nhiều quá. Là vì họ mịt mù trong si mê cuồng tín, mê tín, chứ chẳng có tinh thần khoa học gì cả. Và bạn nên biết cái pháp biện chứng “nhị nguyên luận” này, là một phương pháp trình bày vấn đề rất là khoa học đó.

 

Ngày nay chúng ta sống trong một thời đại, đã bị bội thực về ý nghĩa và giá trị của mọi vấn đề rồi. Và cái gì được tìm tòi đào bới mãi tới cái đỉnh của nó rồi, thì nó sẽ biến thành vô nghĩa. Do đó những phong trào văn nghệ như Đa đa, hay Hậu Hiện Đại, gì đó đều là những khát vọng muốn phá tướng, và phủ nhận các hệ giá trị cũ, để đi tìm lối thoát cho tự do nội tâm. Nhưng nó đã làm hơn nữa thế kỷ nay ở Phương Tây rồi, và đã được gì nào. Vì nó chỉ là sự khẳng định rằng, mọi sự hiểu biết nào mà dẫn con người đi tới bế tắc, thì nó đều vô nghĩa cả. Có nghĩa là nó phủ định thế giới này là vô nghĩa rồi.

 

Cho nên cách nhìn theo tương quan so sánh, với nhiều sự vật tồn tại cộng sinh với nhau, là hướng đi mở ra để giải thoát từ trong ra ngoài. Là vì ở đây chúng ta nhận thức vấn đề theo hoàn cảnh và thời gian xuất hiện của nó, thì nó mới có giá trị biểu kiến do tương tác với các sự vật khác xung quanh nó tạo ra. Chứ nó không hề có một giá trị bất biến từ bản chất của nó mãi mãi phải là như vậy đâu.

 

Ví dụ như khi chúng ta vẽ một bức tranh, nếu như bạn muốn vẽ thêm đen, mà nhìn vào đó mà vẽ đen là dở. Mà bạn hãy nhìn tương quan tổng thể đậm nhạt của bức tranh. Rồi bạn sẽ nhận ra rằng, vì dư trắng nên nó không đủ đen. Thế là bạn nên bớt trắng lại, thì tự nhiên màu đen kia sẽ đủ độ thôi. Và tương tự như thế, thay vì chúng ta nhận chìm đối phương xuống thấp, thì ngược lại chúng ta phải nâng bước mình lên cao hơn, thì đối phương sẽ xuống thấp thôi.

 

Do đó nhìn theo tương quan, và trình bày nó ra theo pháp biện chứng “nhị nguyên luận”, thì nó sẽ là chìa khóa mở ra cho những thành công và thắng lợi rất lớn lao cho ngày mai.

 

……………………………………………………

 

Khi chúng ta nhận ra cái gì thì nó sẽ biến mất. Đó là cách nhìn vào đối tượng của các pháp hữu vi. Nhưng sự biến mất ở đây là tiêu cực rồi.

 

 

Hà Hùng ( Đạo Phật ngày nay)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin