Vua A Xà Thế và học thuyết Tây phương cực lạc
22:02:00 - 03/04/2016
(PGNĐ) - Vua A Xà Thế vốn là vị vua có tài, nhờ Phật chuyển hóa mà nhận ra sai lầm, biết sám hối, ăn năn, làm mới lại chính mình, làm lại cuộc đời. Bằng những việc làm thiết thực Ngài đã giúp dân an cư lạc nghiệp theo tinh thần Phật dạy, biết quy hướng Tam bảo, trọn đời gìn giữ 5 điều đạo đức, sống gương mẫu, biết hy sinh vì mọi người, lấy niềm vui thiên hạ làm niềm vui chính mình.
Trong kinh có một câu chuyện xảy ra làm đau lòng mọi người khi đức Phật còn tại thế. Một người vì quá tham tàn, bạo ngược, bất chấp cả tình cha con, chính là thái tử A Xà Thế khi bị mê hoặc bởi sa môn Đề Bà Đạt Đa. Việc cướp ngôi bị bại lộ không thành, vua cha Tần Bà Sa La thay vì giết đi đứa con phản nghịch thì lại thoái vị, nhường ngôi cho thái tử.
Ngài làm như thế để thái tử không mang tội cướp ngôi, nhưng vì bản tính hung hăng, tàn bạo, thái tử đáp lại tấm chân tình ấy bằng cách ra lệnh nhốt vua cha vào ngục tối, sau khi chính thức lên ngôi.
Ông cấm không cho một ai được quyền mang thức ăn vào, chỉ ngoại trừ hoàng hậu Vi Đề Hy là mẹ Ngài được quyền vào thăm. Vì sợ chồng chết đói nên bà tìm đủ mọi cách giấu thức ăn mang vào trong ngục nhưng điều bịVua A Xà Thế phát hiện. Bà rất khổ tâm vì có đứa con ngang tàn, bạo ngược nên bèn tắm rửa sạch sẽ rồi trét bơ sữa lên người, ấy vậy mà bà cũng bị phát giác.
Tàn nhẫn hơn nữa, A Xà Thế cho người vào gọt da chân vua cha rồi trét muối, hơ lửa cho đến chết trong oằn oại, đau thương. Khi cái chết đang dần hành hạ vua cha trong ngục tối, đúng ngay lúc ấy đứa con đầu lòng củavua A Xà Thế chào đời, ông vội vàng chạy đi tìm mẹ để tâm sự với lòng thương yêu trìu mến!
Thưa mẹ hiền, con vừa được tin hoàng nhi chào đời, trong lòng con giờ đây trào dâng niềm thương yêu vô hạn, một niềm cảm xúc dạt dào xưa nay con chưa từng biết đến. Dạ thưa mẹ, ngay bây giờ con yêu hoàng nhi hơn chính bản thân con, không biết ngày xưa phụ hoàng có yêu con như vậy hay không?
Nghe đến đây mẫu hậu Vi Đề Hy nghẹn ngào, tức tưởi, “Sao con hỏi mẹ điều ấy? Mẹ dám chắc trên cõi đời này không ai giàu lòng nhân ái như cha con khi còn tại vị. Cha con lúc vừa nghe tin mẹ có thai, đã vui mừng tột độ dẫnđến quên ăn mất ngủ để chăm sóc cho mẹ.
Rồi mẹ bỗng dưng thèm máu của cha con mà không dám nói ra vì sợ Ngài buồn. Thấy mẹ càng ngày càng xanh xao, gầy yếu, cha con tìm cách an ủi, vỗ về. Mẹ mới thú thật cùng cha con như vậy.
Cha con liền trách sao mẹ không nói sớm để đến nỗi thế này. Nói xong cha liền cắt tay cho mẹ nếm máu, kể từ đó mẹ ăn uống lại bình thường. Do điềm ấy mà các nhà tiên tri phỏng đoán con sau này có thể giết cha để cướp ngôi vua, nên mới đặt tên cho con là A Xà Thế, tức “kẻ thù trong bào thai”.
Nghe đến đây mẹ vô cùng sợ hãi nên định phá thai nhưng cha con không chịu, và con chào đời trong niềm vui mừng vô hạn của cha con, mẹ thì trong lòng lo lắng vô cùng, vì sợ điềm ấy sẽ trở thành sự thật”.
Vua A Xà Thế nghe đến đây trong lòng cảm thấy nghẹn ngào xúc động, hai hàng nước mắt tuôn trào trong khóe mắt, ông ngồi đơ người ra như kẻ mất hồn.
Hoàng hậu Vi Đề Hy mới kể tiếp: Con biết không, thuở nhỏ có lần con bị mụn nhọt nơi ngón tay đau đớn không chịu nổi, con gào thét rất nhiều khiến cho vua cha động lòng chịu không nỗi.
Đang họp cùng triều thần nhưng cha con vội bãi trào để vào cung ôm chầm lấy con, ngậm ngón tay vào miệng cho con đỡ đau nhức mà yên giấc ngủ ngon lành. Ngờ đâu mụn nhọt bị vỡ ra khiến máu và mủ tuôn trào, sợ con tỉnh giấc nên cha con đã nuốt hết vào bụng. Nghe đến đây vua A Xà Thế liền hoảng hốt kêu la thất thanh, “quân bây đâu, quân bây đâu, mau thả cha ta ra liền lập tức!”Vua A Xà Thế miệng la, chân chạy như kẻ mất hồn để tìm đến ngục tối, nhưng khi đến nơi vua Tần Bà Sa La đã chết từ lâu rồi.
Ôi cha chết, hai tiếng buồn thê thảm. Giờ ăn năn, thì đã quá muộn rồi. Ôi trần thế, con tìm cha đâu nữa. Khi làm cha mới quý tình phụ tử.
Tình đời là thế đó! Khi lòng tham lam, ích kỷ con người khởi lên thì lý trí, lương tâm bị mê mờ. Được vua cha tha tội chết vì nghĩ con còn non dại và sẵn sàng nhường ngôi báu, ấy vậy mà đứa con vẫn ngang tàng, ngỗ nghịch, không hiểu luân thường đạo lý là gì, nên đã hành hạ cha cho đến chết.
Vậy mà vua Tần Bà Sa La sau khi chết đi, vẫn về báo mộng cho đứa con bất hiếu người đã được sanh Thiên nên dặn con cứ an lòng và đừng đau buồn nữa. Vua Tần Bà Sa La đúng là người cha nhân từ, đức độ có một không hai trên thế gian này.
Trước đó vài năm, thái tử Sĩ Đạt Ta vượt thành xuất gia cầu đạo, nghe nói thành Vương Xá đất nước Kiều Tát La là nơi có đời sống tâm linh cao độ nên Ngài đã tìm đến nước này để học đạo giác ngộ, giải thoát.
Vua Tần Bà Sa La nghe tin mới tìm đến gặp thái tử, ông sẵn sàng chia nửa giang sơn để cùng Ngài giúp dân chúng an cư lạc nghiệp. Thái tử vốn không màng đến danh lợi, quyền quý cao sang nên đã nói, “tôi đã bỏ hết tất cả cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh để ra đi tìm cầu chân lý mong ngày thành tựu đạo quả bồ đề, để cứu độ tất cả chúng sinh, xin bệ hạ thông cảm và lượng thứ dùm cho”.
Biết không thể nào thuyết phục được thái tử, vua Tần Bà Sa La nói, “khi nào Ngài thành đạo, xin Ngài nhớ về độ tôi cùng gia quyến!” Sau khi thành đạo dưới cội bồ đề, trước tiên Phật độ 5 anh em Kiều Trần Như, kế tiếp Ngài độ 3 anh em Ca Diếp, sau đó Ngài về thành Vương Xá độ vua Tần Bà Sa La và quyến thuộc.
Từ khi vua Tần Bà Sa La tiếp nhận giáo pháp của Như Lai, ngài không còn thiết tha việc triều chính nữa mà chỉ vì thái tử còn quá nhỏ. Biết A Xà Thế có dã tâm muốn cướp đoạt ngôi vua Ngài cũng không buồn lòng.
Đọc lịch sử chúng ta hiếm thấy có vị vua nào được như vậy, vinh hoa phú quý sờ sờ trước mắt nhưng Ngài vẫnkhông đắm nhiễm, chỉ coi ngai vàng như dép rách, một lòng giữ đạo chân chính, không phiền muộn, oán than một điều gì. Chúng ta chẳng có gì để buông mà cứ dính mắc hoài, thật là hết sức hổ thẹn cho hàng hậu học sau này!
Giáo dục gia đình là nền tảng quan trọng để tiếp cận cộng đồng xã hội. Cha mẹ là vị thầy đầu tiên của con cái xưa nay. Mẹ thì mang nặng đẻ đau, cha thì cung phụng, nuôi dưỡng, mong con sau này khôn lớn tiếp tục kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Vua A Xà Thế vì quá tham tàn, bạo ngược nên đã đành đoạn giết cha một cách tàn nhẫn, đến khi đứa con đầu lòng chào đời ông mới biết trân quý tình cha con; dù rất ăn năn, hối hận cũng đã muộn, có làm cha mới quý tình phụ tử, mới cảm thông nỗi lòng cha mẹ đối với con cái.
Còn cha gót đỏ như son Đến khi cha chết gót con đen sì.
Nếu vua A Xà Thế không vì một phút si mê dại dột thì giờ đây không hạnh phúc nào bằng, khi có người cha làm thái thượng hoàng hướng dẫn cho mình những kinh nghiệm quý báu để ích nước lợi dân, đỡ phải hao công tốn sức nhiều.
Câu chuyện trên răn dạy một bài học nhớ đời về cách đối nhân xử thế sao cho phù hợp đạo lý làm con đối với cha mẹ, nếu luận về tội thì không tội nào nặng bằng tội giết cha, dù bị đọa đày suốt đời suốt kiếp cũng chưa gội rửa hết.
Chính vì vậy mà vua A Xà Thế lúc nào cũng bị ám ảnh dày vò khi nhớ tới vua cha chết dần chết mòn trong lao tù ngục tối. Trong cơn sầu đau não nề, quả báo xảy đến làm toàn thân ông đầy ghẻ lở.
Các danh y nổi tiếng cả nước được dời đến chữa trị nhưng tất cả đều bó tay xin chào thua. Trong cơn đautưởng chừng như tuyệt vọng, ông than thở cùng bà Vi Đề Hy, “con nay thân tâm đều khốn khổ, phụ hoàng hiền lương, đức độ mà con đành lòng giết hại.
Con từng nghe nói tội giết cha là một trong 5 tội lớn sẽ bị đọa địa ngục và chịu nhiều thống khổ liên tục…”; vìnghĩ như vậy nên vua A Xà Thế lúc nào cũng bi lụy, sầu khổ vì nỗi ám ảnh giết cha.
Sau nhờ quan ngự y Kỳ Bà khuyên nhủ, “bệnh tình của bệ hạ chỉ có đức Phật mới có thể cứu khỏi. Thần xin cam kết lấy thân mạng mình bảo đảm điều này. Đức Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn giải thoát, Ngài lúc nào cũng từ-bi-hỷ-xả, khoan dung và độ lượng. Bệ hạ nên nghe theo lời hạ thần, trong tối nay phải đến nhờ Phật cứu chữa”.
Vua sợ quá nói, “Kỳ Bà, ông có điên không? Ông không nhớ sao, lúc trước ta đã cho sa môn Đề Bà Đạt Đa mượn voi say để giết Phật, ta còn mặt mũi nào đến nhờ Ngài chữa trị? Phật làm sao có thể tha thứ cho ta được.”
Kỳ Bà nói: “Không sao đâu, bệ hạ cứ yên tâm, Ngài là bậc giác ngộ hoàn toàn có một không hai trên thế gian này, vì thế Ngài mới chinh phục được ba anh em Ca Diếp nổi tiếng nhất thành Vương Xá, ngay đến hai nhà Bà La Môn thông thái như Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên cũng đầu phục làm đệ tử Ngài. Hung tợn như tên tướng cướp Ương Quật Ma La một thời làm náo lọan đất nước Kiều Tát La, từng giết hại hàng ngàn người không gớm tay mà giờ đây cũng quy y đầu Phật”.
Vua A Xà Thế mới hỏi: “có phải tên giết người chặt ngón tay làm xâu chuỗi để đeo không?” “Dạ muôn tâu bệ hạ, đúng thật là như thế! Tên cùng hung cực ác như Ương Quật Ma La cũng nhờ Phật nhiếp phục, sau khi hồi đầu do siêng năng tinh tấn tu hành nên đã chứng quả A La Hán, huống hồ là bậc anh tài như bệ hạ”.
Ngay đêm ấy, vua cùng Kỳ Bà đến chùa Kỳ Viên, Phật biết trước nên ra cổng đón, “thưa đại vương, ngài đến chùa trong đêm khuya thế này chắc có việc gì quan trọng?”
Vua A Xà Thế nghe Phật nói vậy mới cảm động và khâm phục trước tấm lòng bao dung của Ngài, quả thật lời quan Kỳ Bà nói không sai, nghĩ vậy hồi lâu vua mới lấy lại bình tĩnh và thú thật, “con chính là vua A Xà Thế trị vì đất nước Ma Kiệt Đà thành Vương Xá, con đã lỡ lầm giết chết người cha vô cùng hiền lương, đức độ, vì thế ngày nay thân tâm con đều đau khổ tột cùng.
Con kính mong Phật mở lượng hải hà một lòng từ bi thương xót giúp con vượt qua tội lỗi. Từ ngày phụ hoàng mất đi, con chưa một giây phút nào được thảnh thơi, lúc nào con cũng thấy hình bóng phụ hoàng rên la thảm thiết”.
Phật nói: “này đại vương nên biết, trên đời có 2 hạng người có thể đạt được hạnh phúc chân thật. Hạng người thứ nhất từ nhỏ đến lớn chưa từng làm điều xấc ác, lại hay giúp người cứu vật. Hạng người thứ hai đã từng gây tạo tội lỗi mà biết ăn năn hối cải, sám hối hứa chừa bỏ không tái phạm. Cả hai đều có khả năng giác ngộ như nhau.”
“Vua A Xà Thế mới phân trần nhưng con đã phạm tội giết cha.” “Đành rằng nhân quả không sai, gieo gió ắt gặt bão, giết người phải đền mạng, nhân quả lúc nào cũng công bằng khi đủ nhân duyên sẽ cho ra kết quả. Nhưng nói như vậy, vô tình cái gì cũng trở thành cố định hết thì trên đời này đâu có ai còn tu được nữa, thành ra người ác sẽ ác mãi, không thể làm mới lại chính mình.
Nếu đại vương cứ một bề hối tiếc, mặc cảm thì rốt cuộc không làm gì được cả mà còn làm cho thân tâm này bi lụy.” “Vậy Thế Tôn có thể giúp cho con sám hối lại lỗi lầm bằng cách nào?”
“Người đã chết không bao giờ sống lại được, nếu đại vương cứ ưu sầu, thương xót thì cũng không lợi ích gì, chi bằng hiện tại đại vương phát nguyện sám hối, dứt khoát không làm các điều ác mà hay làm các điều lành, giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, ổn định đời sống dài lâu, luôn thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ mọi người trên tinh thần vô ngã, vị tha, lấy tình thương chuyển hóa hận thù, luôn từ bi, độ lượng, bao dung và tha thứ”.
Sau khi được Đức Phật khai thị, vua A Xà Thế đã bình tâm, hoàn hồn, không còn ưu sầu nữa và liền phát nguyện quy y Tam bảo, nương tựa 3 ngôi báu Phật-Pháp-Tăng, đời đời kiếp kiếp khuyên mọi người gìn giữ 5 điều đạo đức và làm 10 việc thiện.
Vua A Xà Thế từ khi tiếp nhận giáo pháp của Như Lai tâm tình trở nên cởi mở, quyết tâm gầy dựng lại cuộc đời theo lời Phật dạy, lấy tình thương xóa bỏ hận thù, xây dựng cuộc sống dân giàu nước mạnh trên tinh thần từ-bi-hỷ-xả, coi thần dân như con đẻ của mình.
Nhờ vậy, trong triều đại vua A Xà Thế đã làm được những việc không thể ngờ. Một ông vua ngang tàng, bạo ngược, nhờ gặp đức Phật mà thay tâm đổi tánh, từ một người giết cha để cướp đọat ngôi vua trở thành một vị vua nhân từ, đức độ, hướng dẫn mọi người sống theo lời Phật dạy trên tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
Kinh A Xà Thế là một triết lý sâu sắc về tình người mà đức Thế tôn đã giáo hóa cho những ông vua, bà hoàng trong thời đại phong kiến. Rất nhiều vị vua đã quy hướng về Tam Bảo như vua Tần Bà Sa La, vua Ba Tư Nặc và kẻ đã từng âm mưu cùng Đề Bà Đạt Đa hại Phật để thống trị thiên hạ. Tuy nhiên Phật vẫn mở rộng bàn tay để độ vua A Xà Thế vì đức Thế tôn không thấy ai là kẻ thù mà chỉ có người chưa thông cảm.
Trong bài kinh có hai vế mà người hậu học chúng ta đáng quan tâm và suy gẫm, nhân vật chính mà đức Phật muốn giáo hóa kẻ tội đồ giết cha là Vua A Xà Thế ngay nơi cuộc đời này, bằng những hành động thiết thực có lợi ích cho mình và nhiều người khác.
Nhân vật phụ là bà Vi Đề Hy là những người có thể thừa hưởng ân sủng tối cao muốn gì được nấy với cương vị là Hoàng thái hậu. Ngược lại, bà rất đau khổ tột cùng khi vua Tần Bà Sa La là chồng bà bị đứa con ngỗ nghịch giam vào ngục tối và không cho ăn uống gì để bị chết dần mòn thể xác lẫn tinh thần.
Bà tìm đủ mọi cách để đem thức ăn vào cho chồng nhưng đều bị A Xà Thế phát giác và cấm đoán nghiêm ngặt. Đứng vào hoàn cảnh của bà trong thời điểm hiện tại, bà cảm thấy đau khổ vô cùng tận, chính vì nỗi khổ niềm đau này mà bà khởi lên tư tưởng trên đời này có còn cõi nào không bao giớ có đau khổ?
Phật biết được tâm ý của bà nên phương tiện giúp cho bà bớt khổ bằng cách nói có một cõi Cực lạc do Phật A Mi Đà làm chủ với bảy báo trang nghiêm, toàn là bậc thượng thiện nhân cư trú, nhờ vậy bà bớt khổ được vui trong kiếp sống hiện tại.
Bà Vi Đề Hy là một hoàng hậu với đầy đủ kẻ hầu, người hạ muốn gì được nấy là chỗ thiên hạ ai cũng mong muốn. Ấy thế mà, cuộc sống của bà rơi vào hoàn cảnh éo le, thật là khổ não bởi đứa con tham tàn bạo ngược. Thân thì sống trong cung vàng điện ngọc nhưng tâm bà vô cùng đau đớn và tuyệt vọng, nỗi khổ niềm đau thương chồng vì bị đứa con bức tử hành hạ thân xác trong từng phút giây. Người làm cho bà đau khổ đến tột cùng là đứa con trai duy nhất do mình đẻ ra, bà cảm thấy chơi vơi lạc loài với tâm trạng
Vua A Xà Thế trong quá trình văn tư tu ứng dụng năm giới, mười điều lành cho mình và người khác
Đạo Phật dạy người tu hành chân chính bắt đầu từ văn, tư và tu, gọi là tam học. Văn có nghĩa là học hỏi từ sách vở hoặc nghe quý thầy giảng dạy, là những người nghe giáo lý để tu học. Chúng ta khi nghe giảng dạy về nhân quả, khi nghiên cứu, khi thảo luận và thưa hỏi, tức là ta đang thực tập về văn học.
Khi nghe, chúng ta phải có thái độ cởi mở, phải thao thức muốn hiểu biết rõ ràng và muốn được thực hành những lời hướng dẫn ấy, như thế mới gọi là người biết nghe. Còn nếu chúng ta nghe chỉ để đàm luận hơn thua, nghe để phê phán, chỉ trích người khác, nghe như vậy chỉ chất chứa thêm kiến thức mà sinh cống cao ngã mạn tự thấy mình giỏi hơn thiên hạ.
Tư có nghĩa là suy gẫm, quán chiếu, nghiệm xét những điều mình được đọc lại từ các kinh sách hoặc học hỏi từ lời dạy của quý thầy. Phật dạy khi ta nghe một điều gì, dù lời dạy đó từ một vị đạo sư nổi tiếng nói ra chúng ta cũng phải xem xét, tư duy, phân tích mổ xẻ một cách thấu đáo, biết rõ mục đích rõ ràng, khi ấy ta mới bắt đầu tu.
Khi nghe và tư duy về điều đó, giống như ta đã gieo hạt giống trí tuệ vào lòng, bắt đầu ta thực tập hạt giống trí tuệ đó để buông xả tham lam, sân giận và si mê.
Nếu sau khi nghe rồi mà không đem ra thực tập thì việc nghe không có lợi ích gì cả, bởi gì ta chỉ nghe suông. Trong quá trình văn, tư, tu về con đường chuyển hóa nỗi khổ niềm đau do thấy biết sai lầm mà gây ra nhiều tội lỗi cho mình và người khác.
Nhờ quá trình văn, tư và tu mà chúng ta ai cũng có thể thấy rõ ràng nguyên nhân dẫn đến khổ đau luân hồi sống chết vô cùng tận, do si mê tham ái và sự chấp ngã của thân tâm này. Từ đó ta sẽ suy nghĩ, nói năng và hành động của ta không làm tổn thương đến người và vật.
Vua A Xà Thế khi nghe lời Phật dạy đã biết tư duy, nghiệm xét về những lời dạy đó và thành tâm sám hối ăn năn, quy hướng về Tam bảo với lòng thành của mình mà phát nguyện sống đời đạo đức và giúp cho dân chúng an cư lạc nghiệp bằng mười điều lành.
Mục đích chính của bản kinh là giáo dục nhân quả cho con người có đủ niềm tin bằng sự hiểu biết của chính mình, thông qua phương pháp văn, tư, tu nghe rồi suy gẫm tư duy và áp dụng tu tập để dứt trừ phiền não khổ đau.
Nhờ vậy mà đức Phật mới độ được ông Vua A Xà Thế, đầu tiên là nhờ nghe lời khuyên của Kỳ Bà thuyết phục đến gặp đức Thế tôn, sau đó được sự chỉ dạy của Ngài mà sau này trở thành vị vua Phật tử, có rất nhiều đóng góp lớn lao trong công cuộc hoằng truyền chánh pháp “tốt đạo đẹp đời”.
Ngài là vị vua đầu tiên đứng ra bảo trì kết tập Kinh điển Phật giáo lần thứ nhất tại núi Kỳ Xà Quật. Sau khi Phật viên mãn, ngài đứng ra phân chia Xá Lợi Phật cho 8 nước.
Đọc chuyện xưa để chúng ta cùng nhau suy gẫm! Một ông vua hung tàn, bạo ngược nếu không gặp Phật thì biết bao chuyện lầm than đã xảy ra cho dân chúng đất nước Kiều Tát La.
Thường những vị vua hung bạo đều có tài, nếu biết sử dụng tài đúng chỗ, đúng nơi sẽ giúp muôn dân sống an vui, hạnh phúc bằng tình người trong cuộc sống. Nếu sử dụng sai lầm sẽ làm thiên hạ khổ đau vì mộng bành trướng bá quyền, thôn tính xâm lăng, mở mang bờ cõi, gây bao tang tóc, đau thương cho nhiều người.
Vua A Xà Thế vốn là vị vua có tài, nhờ Phật chuyển hóa mà nhận ra sai lầm, biết sám hối, ăn năn, làm mới lại chính mình, làm lại cuộc đời. Bằng những việc làm thiết thực Ngài đã giúp dân an cư lạc nghiệp theo tinh thần Phật dạy, biết quy hướng Tam bảo, trọn đời gìn giữ 5 điều đạo đức, sống gương mẫu, biết hy sinh vì mọi người, lấy niềm vui thiên hạ làm niềm vui chính mình.
Nhà vua thường khuyên mọi người hạn chế tối đa việc giết hại chúng sinh và hay phóng sinh cứu người cứu vật, luôn sống chân thật, không dùng quyền hạn để bóc lột của người hay cướp giật của kẻ khác, khuyên người bố thí cúng dường, cung kính hiếu dưỡng ông bà cha mẹ và các bậc trưởng thượng, giúp đỡ chia sẻ khi gặp người bất hạnh, không ủng hộ quan điểm chồng chúa vợ tôi, khuyên bảo mọi người sống chung thủy một vợ một chồng, không nói dối hại người và luôn nói lời chân thật, không dùng rượu quá chén hay vui chơi quá đáng mà tác hại đến đời sống con người.
Vua nhờ tiếp nhận giáo pháp của Như Lai nên một đời giúp dân chúng an cư lạc nghiệp theo tinh thần Phật dạy, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích chúng sinh bằng tình người trong cuộc sống.
Thích Đạt Ma Phổ Giác
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|