Ý nghĩa sâu xa của hai chữ luân hồi
23:01:00 - 01/03/2015
(PGNĐ) - Chữ luân hồi còn được hiểu rộng nghĩa hơn nữa khi nhắc đến thuyết Linh Vật (Animism). Bách khoa tự điển cho field Enterpises Educational corporation (Hoa Kỳ) xuất bản năm 1961 ghi rằng thuyết Linh Vật tin tưởng rằng mọi vật thể trong vũ trụ đều có tính linh và cũng chịu luân hồi nhân quả.
Mọi sinh vật đều có linh hồn, Ngay cả con người có vị thế tối cao trong các loài đôi khi vẫn phải tái sinh làm loài thú như ngựa, bò heo tùy theo những gì mà người ấy đã tạo trước đó. Cái mà người ấy đã gây ra được gọi là nghiệp. Theo D. T. Suzuki nhà tâm lý, triết học nổi danh thế giới, khi nghiên cứu về vấn đề tái sinh từ người qua loài thú đã ghi nhận rằng “cái mà ta gọi là những nghiệp có thể xem như tương đương với những bản tính mà ta thường thấy từ những con vật ấy”. Từ đó ông nêu lên những thí dụ như có những con người lúc sống đã có những hành động, cử chỉ, cách sống biểu lộ qua những gì gọi là “thói”1 thì khi chết có thể tái sinh thành con vật có những đặc tính tương tự. Như kẻ phàm ăn, tục tĩu, thô lậu, xấu xa, hèn hạ, dơ bẩn, sau khi chết có thể họ sẽ tái sinh thành loài heo. Trái lại những kẻ khi sống thường ranh mãnh mưu lược, ganh tỵ, thâm hiểm, xảo quyệt… sau khi chết có thể chuyển sinh thành chồn cáo, chuột, khỉ. v. v… lý luận này mới nghe qua sẽ không hiếm cho là kỳ quặc mơ hồ. Cũng có lý luận ngược lại rằng những người khi sống có những tướng cách ấy là hình ảnh của loài vật thấp hèn ở tiền kiếp. Những thuyết luân hồi tái sinh thật sự đã trình bày sự việc vấn đề một cách chi li, phức tạp như đã nói và ai trong chúng ta dù không tán thành, đồng ý nhưng cũng ít nhất một lần trong cuộc, sẽ tự hỏi tại sao trong đời lại có những người hình dáng, cử chỉ, hành động, cách sống giống loài thú? Có người khi nằm ngủ co quắp hay co co rúm lại, có người ngáy vang như sấm, có những đi như rắn bò, có người cười như ngựa hí, có kẻ gương mặt luôn luôn nhăn nhó như loài khỉ hay hằn lên nét mặt dữ tợn, với đôi mắt trắng dã, gườm gườm như ác thú. Có người khi ngồi có tư thế như cọp heo hày giọng nói to, sang sảng như tiếng thú gầm vang? Phải chăng đó là những loài thú ở các kiếp quá khứ và hiện tại mang kiếp người nhưng vẫn chưa thoát hẳn một số chi tiết của loài thú? Những kẻ giết người, những kẻ tra tấn người không gớm tay, những đao phủ, luôn cả những đồ tể (những kẻ giết súc vật) phần lớn hiện rõ ác tính trên cử chỉ dáng đi, giọng nói và nhất là gương mặt; thường thì đi lầm lũi (như cảm nhận được cái xấu xa tàn ác của mình nên không thể biểu lộ được sự thanh thản, yên tĩnh của tâm hồn), đôi tay thường nắm lại, như thủ thế, đặc biệt đôi mắt trắng đã lộ nhãn có nhiều đường gân máu tràn cả lòng trắng và lan vào tròng đen. Có điều kỳ dị là những người này gần như hầu hết đều có con mắt lồi hay tròng đen treo để lộ 3 phần trắng trong mắt gọi là tam bạch đản hoặc xuất phát, biểu lộ ác tính dã man không có chút tính người qua lời nói như năm 1992, tại Hoa Kỳ, tên sát nhân kỳ dị, dã man chuyên ăn thịt người tên là Jeffrey Dahmer mặc dầu bị bắt hắn vẫn không tỏ dấu ăn năn tội lỗi mà còn tuyên bố: “Nếu có cơ hội, tôi sẽ giết, phân thây và ăn thịt những ai mà tôi bắt được!”
Tên sát nhân Jeffrey Dahmer này đã giết 17 người vô tội và ăn thịt rất nhiều người.
Mặc dầu là một con người nhưng rõ ràng hắn còn kém xa thú vật nếu xét về mặt tiến hóa của chủng loại về sự phát triển của tư duy tỉnh cảm.
Vấn đề thú có thể chuyển sinh làm người hay người có thể chuyển sinh làm thú trong thuyết luân hồi quả báo đã khiến cho thuyết này trở nên bao trùm mọi vật tương tự như thuyết Linh Vật (Animism) theo đó mọi vật đều có tính linh hay linh hồn và chịu sự chuyển sinh của luân hồi, vì thế những người tin vào thuyết luân hồi thường kiêng ăn thịt vì hai lý do: Thứ nhất sinh vật đã có sinh, có diệt, có sống có chết tức là có biết đau biết khổ, biết sung sướng thì tại sao ta lại giết chúng? Thứ hai sinh vật ta thấy sống trên quả đất có thể là hậu thân của những người nào đó hoặc đôi khi có thể là người thân mang hình hài loài thú qua sự chuyển sinh? Tuy nhiên thuyết luân hồi cho rằng sự tái sinh luôn luôn xem như một sự tiến hóa hơn. Ở đây cần phải lưu ý về một số thắc mắc được đặt ra, rằng đã là loài thú thì làm gì có trí óc sáng suốt để nhận ra đâu là tà đâu là chánh đâu là điều lành đâu là điều dữ. Vì thế bảo rằng loài thú gây nghiệp lành hay nghiệp dữ chỉ là sự ngẫu nhiên mà thôi chớ không phải do chủ ý của nó. Điều thắc mắc rõ ràng hữu lý, nhưng nếu nhìn lại ngay cả loài người mà từ lâu ai cũng công nhận là loài sinh vật thượng đẳng có trí óc thông minh hơn tất cả loài vật vẫn không hiếm những con người tàn ác, vô nhân đạo, những con người hoàn toàn vô luân, tay luôn luôn nhúng máu, mắt luôn luôn chỉ muốn thấy cảnh chết chóc và ai thích nghe những lời kêu la thảng thốt, khổ đau của người khác. Những kẻ này có trí óc, có suy nghĩ nhưng không bao giờ có lòng nhân đạo xót xa. Vậy họ cũng ở cấp độ cao của trí thức, về cấu tạo bộ não nhưng tại sao họ lại giống loài ác thú? Những kẻ này xét cho cùng còn thua loài vật vì có nhiều loài vật rất hiền lành. Về ý niệm tái sinh luân hồi từ cấp độ thấp tới cấp độ cao theo sự tiến hóa từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu lưu tâm. Nhà sinh vật học Charles Darwin nêu thuyết tiến hóa của sinh vật theo đó sinh vật tiến hóa từ trình độ thấp đơn giản dần dần đến trình độ cao hơn và phức tạp hơn theo nhu cầu, cuộc sống và môi trường sống. Tuy nhiên nhà khoa học chỉ nghiên cứu căn cứ phần lớn vào những gì có tính cách thuần vật chất về cấu tạo, dạng thể của các cơ quan cơ thể cùng liên hệ với các hiện tượng sinh lý, sinh hóa chớ không đi sâu vào lĩnh vực luân lý đạo đức, tâm linh sâu xa hơn như thuyết luân hồi chuyển kiếp tái sinh. Charles Darwin nhận thấy rằng những sinh vật như cá, rùa, ếch, chim, sư tử, bò, ngựa, khỉ, người đều có dạng thể phôi (Rmbryos) đầu tiên tương tự nhau.
Nhà khoa học chỉ thấy rõ sự tiến hóa từ “vạn vật đồng nhất thể” ấy qua sự tiến hóa mà thành nhiều hướng để phát sinh ra các loài, họ, bộ, giống, ngành sinh vật khác nhau mà không chú tâm nghiên cứu cái nguyên nhân sâu xa tiềm ẩn bên trong và trước đó ở mỗi sự vật. Thuyết tiến hóa như thế chỉ phát họa được rằng: “con người như là một toàn thể đã trải qua nhiều giai đoạn tiến hóa. Trong khi thuyết luân hồi cho thấy sự chuyển hóa để thành con người phải trải qua nhiều giai đoạn của sự tái sinh có liên quan nhiều đến những gì thuộc về tâm linh và luân lý cùng sự thưởng phạt công minh giống như những định luật tự nhiên trong vũ trụ. Mỗi con người trước khi trở thành toàn hảo, hoàn thiện để vào cảnh giới an lạc phải trải qua nhiều kiếp chuyển hóa tái sinh. Trong các lần chuyển sinh ấy sẽ có những kiếp khác nhau; khi thì loài vật, khi thì loài người, khi chuyển sinh thành loài vật, có thể họ phải trải qua nhiều kiếp như khi thì loài này khi thì loài kia tùy theo cấp độ của nghiệp quả. Qua các tài liệu kinh Phật giáo thì đức Phật Thích Ca, trước khi thành Phật, ngài đã phải chuyển sinh qua nhiều kiếp.
Cũng theo thuyết luân hồi thì khi còn là kiếp thú, kiếp thú này cũng có hạn định của nó. Hạn định này tùy thuộc vào những gì mà nghiệp quả trước đó đã quy định trong thời gian bao lâu để trải qua. Cùng là một loài vật nhưng cũng vẫn có những con khác nhau về cách sống. Nhưng cùng là một loài chó, vậy mà có con rất trung thành, hiền lành, từ tốn. Trái lại có con rất hung dữ, phản chủ, nhác lười, tham ăn…
Chúng ta từ nhỏ thường đã từng nghe kể chuyện con chó trung thành nọ rất thương chủ, thường ngày ra ga đón chủ về. Nhưng sau đó chủ nó không trở về nữa vì bị pháo kích chết trong một chuyến đi. Con chó không biết chủ đã chết, vẫn ngày ngày đến sân ga đón chủ. Suốt mấy tháng trời, con chó buồn bả một cách lạ thường bỏ ăn bỏ ngủ và sau đó gục chết ở trên đường tới nhà ga. Người dân trong vùng vô cùng thương tiếc nên đã chôn cất và xây cho nó một nấm mồ với tấm bia mộ ghi câu “đây là nơi an nghỉ cuối cùng của con chó trung nghĩa”.
Tùy theo bản tính riêng biệt ở mỗi con vật mà luật luân hồi tái sanh quy định cho chúng sự chuyển sinh vào một kiếp nào đó theo đúng với sự thưởng phạt hoàn toàn vô tư và công bình. Dù mèo, chó, chim chóc, cây cối…các chủng loại này ở cạnh nhau, gần gũi nhau từ thời đại này qua thời đại khác và chẳng có gì là đáng ngạc nhiên khi chúng ta và ngay cả những đứa bé mới hiểu biết cũng vẫn cảm thấy rõ ràng là có sự tự nhiên, quen thuộc và hầu như gần gũi với tất cả những sinh vật xung quanh ta với mọi chủng loại. Phải chăng điều đó nói lên rằng ta và những sinh vật ấy đã có sự liên hệ vô hình nào đó ràng buộc? Phải chăng chúng có cùng một bản tính với ta là cùng sinh ra, lớn lên, bệnh (sâu, bệnh) dinh dưỡng (ăn, uống, hô hấp, bài tiết) sinh sản rồi chết là do ta và chúng đã có lần chuyển sinh cho nhau từ muôn ngàn kiếp trước và sẽ còn gặp gỡ ở những kiếp lai sinh? Thế gian, vạn vật đồng nhất thể đã một phần thể hiện ở đó. Nhìn mọi loài vạn vật chung quanh chúng ta mới thấy được những hình thức tiến hóa quy tụ cả trên thế gian này giống như trong một trường học có vô số học sinh nhưng khác nhau về trình độ tri thức, số năm học, lớp học, môn học…
Bên ngoài là toàn thể ngôi trường và toàn thể học sinh nhưng bên trong tiềm tàng sự chuyển động, vận hành của vấn đề học vấn, về sự tiến hóa của kiến thức, học hỏi và trình độ ngày càng cao của các học sinh. Nếu các học sinh chuyên tâm học hỏi thì vào thời gian nào đó họ sẽ được chuyển dần lên lớp mới và ra trường, họ sẽ không còn phải học ở trường đó nữa. Chỉ có những học sinh nào nhác lười, ham chơi, hạnh kiểm xấu, học kém thì những học sinh ấy mới dễ bị thi hỏng, ở lại lớp chậm ra trường… Tất cả những hình ảnh vừa kể là biểu tượng của hình ảnh về sự tiến hóa của những kiếp.
Ngay trong một kiếp sống của ta, nếu tìm hiểu kỹ và suy luận theo thuyết luân hồi thì (theo D.J.Suziki) cũng thấy được một cách khá rõ ràng những giai đoạn tương ứng với những cõi mà suốt trong vô lượng kiếp ta đã phải và sẽ trải qua. Daisetz Teitaro Suzuki đã viết trong cuốn Mysticism Christian and Buddisht một đoạn về nhận định này với đại ý như sau: “qua những kinh nghiệm hàng ngày của mỗi con người chúng ta, nếu lưu tâm để ý chúng ta sẽ thấy ngay trong cuộc sống của đời mình có tất cả những gì mà ta có thể kinh nghiệm được bằng cách đi qua một hạn kỳ về tái sinh dài. Những gì mà chúng ta có được hay gặp phải khi đang còn sống đều thấy có sự tương đồng với nó ở một nơi nào đó ở cõi thanh cao tốt đẹp là chốn thiên đàng dưới hỏa ngục hoặc ở những nơi khác như cõi ngạ quỉ súc sanh. Khi ta vui vẻ hớn hở, hạnh phúc chính là điều tương ứng với cõi thiên đàng, còn khi ta đau khổ, gặp hiểm nguy, tai họa khốn cùng là như ta đã rơi vào cõi địa ngục. Khi ta tức giận, nộ khí xung thiên là như ta đã đi vào cõi A – tu – la rồi vậy…”
Viviane Contri khi trình bày vấn đề đầu thai trong tạp chí Madame actuelle số 254 đã viết như sau:
“Thời gian trải qua do sự đầu thai ở mỗi linh hồn thường khác biệt nhau, tu nhiên trung bình một linh hồn đầu thai khoảng mỗi 250 năm. Giữa thời gian này, mỗi linh hồn sẽ nhìn lại kiếp sống đã qua và từ đó sẽ chọn lựa một cách lý tưởng cho cuộc tái sinh kế tiếp.”
Theo Jean Francis Crolart, nhà nghiên cứu về hiện tượng luân hồi và là tác giả cuốn sách nổi tiếng nhan đề: “Tái sinh sau khi chết đã ghi nhận rằng:
“Kiếp sống hiện nay của mỗi con người chúng ta tùy thuộc nhiều kiếp sống trước đây (tiền kiếp) nhưng chính từ kiếp sống hiện tại sẽ đặt nền tảng và tiền đề cho kiếp sống ở tương lai hay hậu kiếp.
BTV
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|