GHPGVN Tổ chức Đại lễ cầu nguyện Hòa bình cho Biển Đông tại đảo Trường Sa
21:24:00 - 28/06/2014
(PGNĐ) - Trường Sa lớn là đảo cuối cùng của Đoàn công tác GHPGVN thực hiện kế hoạch làm làm lễ an vị 3 pho tượng Phật ngọc, và Đại lễ cầu nguyện Hòa bình cho Biển Đông tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa tổ chức thăm hỏi, động viên Quân dân đang làm nhiệm vụ, sinh sống trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa trong năm 2014. Thông qua đó nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển đảo đặc biệt là chủ quyền quần đảo Trường Sa.
Chứng minh và tham dự có: HT Thích Gia Quang – phó chủ tịch HĐTS GHPGVN – Trưởng ban TTTT TWGHPGVN; HT Thích Thiện Tánh - ủy Viên TT HĐTS TWGHPGVN – Trưởng Ban kiểm soát TWGHPGVN; HT Thích Như Niệm - ủy viên HĐTS TƯ GHPGVN; TT Thích Thanh Điện - ủy viên TT TƯ GHPGVN – phó TT Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ GHPGVN cùng Đoàn Công tác TƯ GHPGVN an vị tượng Phật có TT Thích Giác Hiệp - ủy viên HĐTS TƯ GHPGVN, ĐĐ Thích Tâm Đức - ủy viên HĐTS – trưởng BTS tỉnh Thanh Hóa – phó đoàn, TT Thích Minh Thọ - Phó đoàn cùng toàn thể chư Tôn đức tăng ni trên khắp cả nước và các Phật tử tiêu biểu đã đến đảo Trường Sa tham dự Đại lễ.
Đón đoàn có: ông Phạm Văn Sơn – phó chủ nhiệm Chính trị Hải quân Việt Nam; ông Nguyễn Bá Ngọc – Phó tư lệnh vùng 4 Hải quân Nhân dân Việt Nam; ông Phạm văn Hòa Chủ tịch thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cùng hàng trăm cán bộ chiến sỹ, nhân dân trên đảo
Chào Quốc kỳ trên đảo Trường Sa
Quân và dân trên đảo Trường Sa đón đoàn công tác GHPGVN
Khai mạc Đại lễ HT Thích Gia Quang tuyên đọc Thông điệp của Đức Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ gửi chủ tịch hiệp hội Phật giáo Trung Quốc và các nước trên thế giới.
HT Thích Gia Quang tuyên đọc Thông điệp của Đức Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ
Tiếp theo TT Thích Thọ Lạc đã có bài phát biểu của đại diện Tăng ni, Phật tử tại lễ cầu nguyện Hòa Bình cho Biển Đông: Thay mặt cho Tăng ni Phật tử Việt Nam, chúng tôi cực lực phản đối và lên án những hành động ngang ngược, hung hăng bất chấp lương tri và luật pháp Quốc tế, chà đạp lên tình hữu nghị của Nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động trái phép và rút ngay giàn khoan HD981 ra khỏi lãnh hải 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng các biện pháp Hòa Bình, trên cơ sở pháp luật quốc tế, không được dùng vũ lực đe dọa tới sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới biển và hải đảo là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm của Nhân dân Việt Nam.
TT Thích Thọ Lạc đã có bài phát biểu của đại diện Tăng ni, Phật tử
Đ/C Phạm Văn Hòa – Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa đã có lời phát biểu tại buổi lễ: Chúng tôi rất cảm động GHPGVN cùng Tăng ni, Phật tử trong chuyến công tác đã tới thị trấn Trường Sa, tổ chức Đại lễ cầu nguyện cho Hòa Bình cho Biển đông tại chùa Trường Sa lớn, đảo Trường Sa. Chúng tôi hết sức cảm động vì giữa biển khơi, nơi tuyến đầu Tổ quốc, các hoạt động văn hóa tâm linh, tín ngưỡng luôn được bảo tồn gìn giữ. Cầu nguyện cho Hòa bình, cho Quốc thái dân an, cầu nguyện cho người dân trên đảo an lạc được hưởng mội cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đó là quà tặng tinh thần vô giá cho đời sống của quân dân thị trấn Trường Sa. Đó chính là động lực vững tin nơi đầu gió, ngọn sóng tại Thị trấn đảo Trường Sa.
ông Phạm Văn Hòa – Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa đã có lời phát biểu
Tại buổi lễ TT Thích Giác Hiệp nhấn mạnh: Đoàn vô cùng cảm kích trước tấm lòng anh dũng, kiên cường của tập thể cán bộ chiến sỹ nơi đảo xa đang ngày đêm bảo vệ vùng trời, biển, biên cương hải đảo. Nguyện cầu Mười phương chư Phật từ bi gia hộ cho nhân dân Việt Nam và Thế giới luôn sống trong Hòa bình và an lạc. Cầu chúc cho Cán bộ, chiến sỹ luôn mạnh khỏe, công tác tốt, gia đình an vui hạnh phúc.
Thay mặt đoàn công tác GHPGVN - TT Thích Giác Hiệp phát biểu cảm niệm
Đoàn công tác GHPGVN đã cầu siêu sinh linh các anh hùng Liệt sỹ, đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc tại nghĩa trang Liệt sỹ trên đảo, và dâng hương tại đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh
Đoàn công tác dâng hương tại đài tưởng niệm Liệt sỹ và chủ tịch Hồ Chí Minh tại đảo Trường Sa
Tiếp theo với tấm lòng hướng về Biển Đông TƯGHPGVN và BTS các tỉnh đã trao tặng những món quà thiết thực đầy ý nghĩa động viên tinh thần cán bộ chiến sỹ trên đảo Trường Sa.
Một số hình ảnh PV ghi nhân được tại đảo thị trấn Trường Sa đảo Trường Sa:
Hoàng Tuấn
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|