Chi tiết tin tức Bốn mươi chín năm xin đừng quên 17:17:26 - 24/07/2013
(PGNĐ) - Trong quãng tâm khảm tôi, có hai mùa Phật Đản đáng nhớ nhất, không thể nào quên. Đó là Phật Đản đảm máu và nước mắt trong mùa Pháp nạn 1963, và Phật Đản huy hoàng 1964 với một lễ đài sửng sửng bên sông Sài gòn.
Trong quãng tâm khảm tôi, có hai mùa Phật Đản đáng nhớ nhất, không thể nào quên. Đó là Phật Đản đảm máu và nước mắt trong mùa Pháp nạn 1963, và Phật Đản huy hoàng 1964 với một lễ đài sửng sửng bên sông Sài gòn. Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức, thiêu cháy bạo quyền , làm nên một dáng đứng Phật Giáo Việt Nam (PGVN) cao vợi với ngọn cờ ngũ sắc no gió tung bay. Mùa Phật Đản (1964) với niềm tự hào Hùng Lực, làm sáng tỏ chân lý ngàn đời bằng tinh thần bất bạo động. Một mùa Phật Đản mà tôi , với tuổi thơ vừa qua cơn dư chấn kinh hoàng năm trước đó, ung dung bước vào nẻo đạo với một tinh thần phấn chấn lạ thường. Một mùa Phật Đản mà trong suốt cuộc đới phụng sự chánh pháp cho đến tận bây giờ tôi chưa hề thấy có lại một lần thứ hai. Lịch sử còn ghi lại những điều đó, cho đến tận ngày nay, 49 năm - non nửa thế kỷ - sự thật vẫn còn tiếp tục phơi bày trong nhiều góc độ. Điều này cũng có nghĩa rằng sự thật lịch sử mùa Pháp nạn 1963, với PGVN tuy không muốn khơi lại vết đau, cũng có thề gọi là sự tủi nhục của một tôn giáo gắn liền với vận mệnh dân tộc hơn hai ngàn năm. Nhưng lịch sử thì vẫn theo dòng chảy của nó, nhất là đối với những vị nghiên cứu chuyên môn hoặc một phần là nạn nhân, thì theo từng khoảng thời gian thuận lợi, từng sự thật được phơi bày. Những tài liệu mới đây được phổ biến rộng rãi đã nói lên điều đó, như “HUẾ-NHỮNG THÁNG NGÀY SỤC SÔI” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, được đăng nhiều kỳ trên báo Tuổi Trẻ. Đặc biệt ở nước ngoài thì có nhà nghiên cứu James S.Olson và Giáo sư sử học Randy Roberts viết chung cuốn sách có giá trị lịch sử sâu sắc mang tên “WHERE THE DOMINO FELL”(chương 4.The new Frontier in Vietnam, 1961-1964 ), NXB Brandywine Press, New York, Third Edition. Đó là những cứ liệu biện minh cho sự kham nhẫm của PGVN thời mạt pháp dưới bàn tay gia đình trị hộ Ngô, mà cho đến bây giờ vẫn còn có những tư tưởng ngây thơ hay giả đò ngây thơ cho rằng đó là việc của gia đình họ Ngô. Dường như với họ, PGVN kham nhẫn, chịu đựng, hy sinh như thế vẫn chưa đủ, nhất là từ sau năm 1964 trở về sau. Làm sao có thể quên được câu nhận định nửa chua xót lẫn mỉa mai của Giáo sư Cao Huy Thuần rằng “Phật giáo ở một nước có văn hóa Phật giáo truyền thống, mà đòi bình đẳng tôn giáo, nghe lạ đời, nghe ngược tai…”(nguồn: báo TN. HỒI CHUÔNG BÁO TỬ.22/04/2010). Chỉ cần như vậy thôi những người yêu chuộng tự do, hòa bình và trân trọng sự thật lịch sử , cũng phải nghiêng mình trưới thái độ Bi-Trí-Dũng tuyệt vời này của PGVN, nói chi đến lòng độ lượng , bao dung trong tinh thần cứu khổ ban vui. Chính vì vậy dường như 49 năm qua , sự thật lịch sử này chỉ do một phía từ các nhà nghiên cứu , các vị hoạt động trong nhiều lãnh vực ngoài xã hội công bố . PGVN vẫn giữa nguyên vẹn tinh thần nhất quán của mình từ hơn hai ngàn năm nay hiện diện trên mảnh đất Việt nam này. Sự lặng thinh nếu không được hiểu theo nghĩa tích cực thì ít nhất nó cũng nói lên được tính khách quan của sự việc đau thương mùa Pháp nạn 1963. Một mặt tối khác, chính sự kham nhẫn này của PGVN mà một bộ phận cực đoan vẫn chưa chịu buông tha , lợi dụng lòng bao dung mà lấp liếm hoặc diễn bày méo mó lịch sử. Đây là mối họa tiềm ẩn rất nguy hại cho chính tư duy lịch sử và của chính nền tảng giáo dục đất nước mai sau, chứ không riêng gì PGVN một khi lịch sử không được tôn trọng . PGVN luôn sống thực và trung thành với nền tảng luân lý của mình, không sửa đổi , không xét lại nên không có lỗi với ai và đương nhiên không có kẻ thù . Vì vậy PGVN nói những cái gì mình thực có; thí dụ như “ ĐẠO PHÁP và DÂN TỘC”. Cụm từ đó không hề thoát sinh từ sự thật khiên cưỡng, vấp ngã hay vì một xu thế bắt buộc nà đấy khi mà quá khứ đã làm tổn hại dân tộc, chà đạp truyền thống ; mà chính nó đã đi từ lòng dân tộc lớn dậy, được dân tộc đùm bọc và cùng song hành tồn tại. Đất nước đau thương dưới gót giày xâm lược thì PGVN cũng oằn mình chia sớt số phận. Chính vì thế , cho đến ngàn năm sau PGVN vẫn hãnh diện nói lên điều đó cùng nhân thế. Cho nên nói XIN ĐỪNG QUÊN biến cố mùa Pháp nạn 1963 chính là lời nhắn gởi đến những ai còn ở trong mặt tối này. Cũng như Giáo sư Cao Huy Thuần, người viết trộm nghĩ, chẵng lẽ sự thật lịch sử và những chuẩn mực đạo đức ở đời vốn là nghĩa vụ, là sự đương nhiên , nay lại phải đi Xin thiên hạ…Đừng Quên ! Có đấy! Cứ nhìn vào diễn trình 49 năm qua, những thế lực này vẫn còn cố công tìm đất sống và tiếp tục khơi dậy những đau thương mà lẽ ra PGVN phải là người luôn cao giọng. Và lẽ ra sự kham nhẫn, lặng thinh của PGVN để sự việc dầm đi vào quá khứ, mở cửa tương lai luôn có lợi cho họ. Thế nhưng không ai có thể ngờ rằng chẵng những không nhìn ra điều đó mà họ còn ra sức tô vẻ lại bộ mặt tội ác từ những nấm mồ sâu chôn vùi tham vọng, khoát lên đó một bộ áo nhân sĩ-tài ba thao lược, đi ngược lại mong muốn của lẽ phải công bằng, xây dựng một tương lai hạnh phúc ấm no hơn ngày mai. Như vậy, bài học lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta vẫn luôn mới nguyên ý nghĩa cảnh báo cho bất cứ thời điểm nào. Bài học ấy, có lẽ nên đặc biệt lưu ý từ thời cận đại, gần đây nhất; nó bắt nguồn từ phát súng đầu tiên của thực dân Pháp nã vào Đà Nẵng ngày 1 tháng 8 năm 1858, mở đường cho bước chân xâm lược và đô hộ đất nước này. Để rồi tiếp theo đó, PGVN cũng lao đao cùng dân tộc, chùa chiền, tịnh thất , tài sản, đất đai bị phá hủy, san bằng . Từ đó cho đến năm 1963 ,dù là giai đoạn cuối cùng còn rơi rớt lại của thế lực luôn sống và tiếp tay cho ngoại bang nhưng vẫm còn lầm tưởng rằng quyền lực nắm trong tay là sức mạnh tuyệt đối. Và như vậy PGVNM lại một lần nữa đứng ra ngăn chặn sự cuồng vọng ấy dù máu lửa, nước mắt tuôn rơi, tạo nên một hình ảnh lịch sử mà muôn đời sau phải nhớ lại bằng sự ngưỡng mộ vô cùng tận. Viết bên tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức Phật Đản 2556
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |