Chi tiết tin tức

Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Hậu duệ Phật hoàng Trần Nhân Tông

17:38:00 - 11/10/2013
(PGNĐ) -  Lúc về già, Đại tướng chọn cho mình cuộc sống giản dị bên vườn cây. Ông nghiên cứu kinh sách đạo Phật và hành thiền. Trong lòng dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là một thánh nhân. Có người nói rằng, dân đã thờ ai thì không nhầm. Những ngày qua, một “quốc tang trong lòng dân” đang diễn ra trên khắp đất nước Việt Nam, trong đó có số nhà 30 Hoàng Diệu.
Phật hoàng Trần Nhân Tông
Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, gia đình đã mời các sư thầy Chùa Sủi ở thôn Phú Mỹ, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội đến tụng kinh, cầu siêu cho Người. Việc lập ban thờ đã nhanh chóng được hoàn thành để mở cửa cho đồng bào vào thăm viếng Đại tướng.

 

Theo thông tin từ gia đình Đại tướng, căn phòng hướng Tây ở số nhà 30 Hoàng Diệu, Hà Nội nhìn ra hồ cá rộng chừng 50 m2 được sử dụng là phòng thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hồ cá do cháu nội Đại tướng thiết kế nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của Đại tướng.
Hồ cá của Đại tướng, do người cháu nội tặng nhân kỷ niệm lần sinh nhật thứ 100.
Còn nhớ, năm 2007, trong một lần thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước cũng đến tận tư gia thăm Đại tướng. Khi thiền sư trở về, Đại tướng đã cho người nhà ra vườn hái chùm hoa cau tặng khách. Chùm hoa cau mang dấu ấn của quê hương đã đưa vị tướng huyền thoại và vị thiền sư khi đó từ Pháp trở về hàn gắn vết thương chiến tranh trên dải đất Thăng Long này.

 

Khi đó, Đại tướng nói rằng Phật giáo du nhập vào Việt Nam, hòa nhập với văn hóa dân tộc, góp phần to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Thời nhà Trần, chính vua Trần Nhân Tông, người khoác áo cà sa tu hành và lập nên một dòng Phật giáo ở Việt Nam đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân Đại Việt đánh thắng giặc Nguyên Mông, mở mang bờ cõi.
 Đại tướng tặng hoa cau trong vườn cho thiền sư Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng đã họa tặng lại Đại tướng Võ Nguyên Giáp bức thư pháp với dòng chữ “Bản môn xuân ấy còn nguyên vẹn”, ý nói con đường ấy, con người ấy, tất cả là chân thật, như mùa xuân chan hòa, ấm áp.

 

Lúc về già, Đại tướng chọn cho mình cuộc sống giản dị bên vườn cây. Ông rất thích trồng cây và hoa, trong nhà ông có một vườn lan và ông có nhiều kinh nghiệm trồng cây. Ông có nghiên cứu kinh sách đạo Phật và hành thiền.

 

Sống một cuộc đời phong phú, sự nghiệp hoành tráng và một tài năng kiệt xuất, tuy nhiên sinh thời Đại tướng Võ Nguyên Giáp tự nhận mình là Đại tướng của Hòa bình. Điều này không chỉ thể hiện rõ bản chất của cách mạng Việt Nam, mà còn thể hiện ông là con người đấu tranh cho Hòa bình. Điều này cũng đúng với triết lý trong Đạo Phật: Muốn xây hòa bình thế giới, trước hết hãy xây cái tâm Hòa bình của mỗi người.

 

Chứng kiến dòng người nối dài hàng cây số xếp hàng từ 3 – 4 giờ sáng để vào viếng Đại tướng tại tư gia khiến chúng tôi không khỏi xúc động. 
 Dòng người xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở số nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội).
“Gia đình chúng tôi rất cảm động vì tình cảm của nhân dân Khi bắt đầu mở cửa, thấy tình cảm của nhân dân, gia đình rất cảm động khi chứng kiến dòng người đứng xếp hàng. Có nhiều người lính là chiến sĩ cũ của ông, các cựu chiến binh, đủ mọi thành phần lớp nhân dân. Tình cảm của người dân khiến chúng tôi thật xúc động”, bà Võ Hạnh Phúc, con gái Đại tướng chia sẻ.

 

Có người nói rằng, dân đã thờ ai thì không nhầm. Còn theo lời nhà sử học Dương Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thu phục lòng dân bằng đức độ.

 

Những ngày qua, một “quốc tang trong lòng dân” đang diễn ra trên khắp đất nước Việt Nam.

 

Lịch sử đã có vua Trần Nhân Tông văn võ song toàn, người được nhân dân suy tôn như một vị Phật. Thời đại ngày nay, người Việt Nam một lần nữa lại chứng kiến một thầy giáo dạy sử vì đất nước lâm nguy đã xả thân vào hai cuộc kháng chiến và làm nên lịch sử.

 

Trong lòng dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là một thánh nhân.

 

Tác giả: Tân Hoa/Theo: Ttvn.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin