Chi tiết tin tức Hàn Quốc: Lễ xuất gia gieo duyên tại khóa tu học lần 6 20:11:00 - 07/10/2017
(PGNĐ) - Một tín hiệu đáng mừng là phần lớn các giới tử tham gia khóa tu và lễ xuất gia gieo duyên là những thanh niên trẻ, khi tuổi đời còn đôi mươi, hiểu rõ được giáo nghĩa của đức Phật mà phát tâm tu học, nguyện sống những phút giây tỉnh thức để quán chiếu và đối diện với thực tại, cùng đi trên con đường giải thoát, gác bỏ lại phía sau những lo toan nhọc nhằn đầy toan tính của cuộc sống cơm áo gạo tiền.
Vào lúc 8 giờ 30 phút, lễ xuất gia gieo duyên được bắt đầu với sự tham gia chứng minh của Đại đức Ja-Un tổng quản chùa Quán Môn, Đại Đức Moon-Beop, giáo thọ sư chùa Quán Môn, Đại đức Dae-Geo Trụ Trì chùa Minh Hoa. Về phía Ban giới sư Việt Nam, Đường đầu Hòa thượng, Thượng tọa THÍCH TRÍ ĐỊNH, Yết-ma A-xà-lê, Thượng tọa THÍCH THIỆN THUẬN, Giáo thọ A-xà-lê, Thượng tọa THÍCH HẠNH BẢO cùng chư tôn đức Tăng, Ni nhị bộ. Nhằm giúp quý Phật tử tại gia thích hạnh xuất gia nhưng không đủ điều kiện, có cơ hội trải nghiệm đời sống tâm linh cao quý trong cuộc đời đầy huyễn hóa này, Thượng Tọa Trưởng ban tổ chức luôn lưu tâm và tạo cơ duyên cho quý phật tử tại gia vốn luôn bị gia duyên ràng buộc, có cơ hội sống đời sống không ràng buộc, tỉnh thức, để hạt giống bồ đề trong tâm nẩy nở, chủng tử xuất gia được đơm hoa kết trái ngay trong đời này và đời sau. Giữa tiết trời lạnh lẽo, tết trung thu Hàn Quốc là lúc mọi người sum vầy bên gia đình và người thân thì các anh em lao động bên này ngồi đếm dài, ngày ngày trôi qua trong buồn tủi. Nay nhờ có Phật pháp, các em biết sống tích cực hơn, cuộc đời ý nghĩa hơn. Như lời phát nguyện của giới tử Thiện Đạt, đại diện cho 40 giới tử trong đợt xuất gia gieo duyên lần này: “Khi tóc xanh chúng con rơi xuống cũng đồng nghĩa với tâm niệm chúng con phát nguyện buông bỏ dục lạc, lợi danh không tiếc nuối và cúi mong mai này đầy đủ thiện duyên thì xin lấy nước chiên đàn rữa tay các ngài chứng minh cho chúng con được chính Sư Phụ Thích Thiện Thuận nhận làm đệ tử xuất gia, đời đời sinh ra chốn nào cũng được an trú trong Đại Tăng, tu học pháp xuất thế. Cúi mong quí ngài từ mẫn chứng minh, và chấp nhận lời thỉnh cầu của chúng con.” Trước giờ phút thiêng liêng các giới tử chuẩn bị lãnh thọ giới pháp qua lời thầy Yết ma, thượng Thiện hạ Thuận khai đạo: “Các giới tử! Phật vì đại sự nhân duyên mà ra đời, để mở mang chỉ dạy cho chúng sanh nhận hiểu “Phật tri kiến”, tu chứng “Phật tri kiến”, cho nên nói ra không lường pháp môn, 84.000 diệu nghĩa, nhưng tóm lại không ngoài ba môn học là: giới, định, huệ. Song huệ do định mà phát; định nhờ giới mà sanh; công năng sanh ra giới, do lòng chí thành lãnh thọ, lãnh thọ không trái, giới thể vô tác từ đây mà lập. Cho nên giới là đầu của ba môn học là nền tảng của muôn pháp lành. Các bậc Thánh nhờ giữ giới mà chứng Bồ Đề; chư Phật cũng do nơi giới mà thành chánh giác. Sở dĩ muốn được diệu đạo vô thượng, cần phải hết lòng chí thành mà lãnh thọ giới”. (Giới Đàn Tăng) Một tín hiệu đáng mừng là phần lớn các giới tử tham gia khóa tu và lễ xuất gia gieo duyên là những thanh niên trẻ, khi tuổi đời còn đôi mươi, hiểu rõ được giáo nghĩa của đức Phật mà phát tâm tu học, nguyện sống những phút giây tỉnh thức để quán chiếu và đối diện với thực tại, cùng đi trên con đường giải thoát, gác bỏ lại phía sau những lo toan nhọc nhằn đầy toan tính của cuộc sống cơm áo gạo tiền. Không đủ phước duyên được “xuất gia trọn đời” như chư tôn đức để cả cuộc đời được tu học, phụng sự đạo pháp, phụng sự nhân sinh, các giới tử hôm nay lại được phước duyên “xuất gia ngắn hạn” để trải nghiệm đời sống tâm linh như các vị xuất gia. Các hành giả ý thức được rằng chính nhờ khóa tu như thế này họ mới có cơ hội chuyển hóa ba nhiệp thanh tịnh làm tư lương cho cuộc sống sau này. Sau khóa tu, họ trở về cuộc sống đời thường, mang những chất liệu hạnh phúc và an lạc đã có để tự tin bước vào đời sống thường nhật để trở thành công dân gương mẫu cho xã hội; để làm người chồng, người cha, người con lý tưởng trong gia đình.
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |