Chi tiết tin tức

Ấn Độ: 11 Quốc gia tham dự Đại lễ Trùng tụng Tam tạng Thánh điển Pali Quốc tế lần thứ 17 tại Bồ Đề Đạo Tràng

21:13:00 - 08/12/2022
(PGNĐ) -  Từ ngày 02/12 – 12/12/2022, tại khuôn viên Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) Đại lễ Trùng tụng Tam tạng Thánh điển Pali (Tipitaka) Quốc tế lần thứ 17 đã diễn ra với sự tham dự của Tăng đoàn 11 quốc gia. Những ngày này, phóng viên PSO đã có mặt tại đây để kịp thời truyền tải tin tức và các hoạt động của Đại lễ Trùng tụng Tam tạng Thánh điển Pali Quốc tế lần này đến với độc giả.

Trong 10 ngày trì tụng Tam tạng Thánh điển Pali, những người con Phật cùng nhau được sống trọn vẹn với Pháp học và Pháp hành cao quý của Đức Phật. Đại lễ được tổ chức hàng năm đã thu hút hàng ngàn đệ tử của Ngài trên toàn thế giới cùng về đây để trùng tụng Tam tạng Kinh điển chứa đựng toàn bộ giáo pháp giải thoát của Ngài để lại cho nhân loại. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn nhất của Phật giáo thế giới được tổ chức ngay dưới cội Bồ đề – nơi Bồ tát Gotama chứng thành đạo quả.

Chương trình Đại lễ Trì tụng Tam tạng Thánh điển Pali năm nay do Tăng đoàn và Phật tử Việt Nam làm đại thí chủ phát tâm tổ chức cúng dường. Đối với Tăng đoàn Việt Nam, đây là niềm vinh hạnh và tấm lòng thành kính khi được hướng về ngôi Tam bảo, cúng dường lên chư Phật. Phật giáo Nguyên thuỷ đến Việt Nam từ thời vua A Dục. Ngài đã mang theo Tam tạng kinh điển Pali (Pali Tipitaka). Với truyền thống hoà hợp tôn giáo của Việt Nam kết hợp với Phật giáo Nguyên thuỷ từ Ấn Độ, Phật giáo Đại thừa (được truyền thừa từ Trung Hoa) đã hình thành nên văn hoá Phật giáo độc đáo của Việt Nam.


Đoàn Tăng, Ni và Phật tử từ đất nước Triệu Voi – Lào năm nay đến Đại lễ Trì tụng Tam tạng Thánh điển Pali với số lượng đông đảo. Phật giáo tại Lào được xem là Quốc giáo. Trong lịch sử, tổ chức Tăng đoàn Phật giáo Lào luôn song hành với hệ thống chính trị xã hội và nhận được sự ủng hộ của Hoàng gia. Tại Lào, Phật giáo là trung tâm văn hoá gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây. Phật tử Lào luôn khiêm cung, vị tha và chuyên cần trong thực hành giáo pháp của Đức Phật. Hiện tại, ở Lào hầu như mỗi ngôi làng ở địa phương đều có một ngôi chùa. Chùa được xem là tâm điểm để cho người dân trong làng đến lễ Phật và thực hiện các nghi lễ, lễ hội tâm linh.


Đoàn Tăng, Ni và Phật tử đất nước chùa Tháp – Thái Lan đến với Đại lễ năm nay với số lượng đông thứ 3. Đất nước Thái Lan nổi tiếng với những Kiến trúc Phật giáo giao thoa với bản sắc văn hoá của người Thái. Thái Lan là Quốc gia cân bằng được văn hoá truyền thống Phật giáo và Phát triển kinh tế. Phật giáo ở Thái Lan có truyền thống thực hành tu tập trong rừng sâu, những Tu sĩ ở Thái Lan có thể hoàn toàn dấn thân vào đời sống phạm hạnh, giống như Đức Thế Tôn chỉ dạy các đệ tử của mình từ hơn 25 thể kỷ trước.

Phật giáo Myanmar được xem là đất nước của những vị Tu sĩ tinh thông và thuộc lòng Tam tạng Thánh điển Pali. Sự kiện Thánh điển Pali được truyền bá sang Miến Điện đánh dấu một bước ngoặt lớn của Thượng Toạ Bộ – Nơi truyền thống này được nuôi dưỡng và phát triển thành một hệ thống Pháp học và Pháp hành chặt chẽ, thâm sâu. Phật giáo Myanmar chính là tấm gương về một xã hội Phật giáo đích thực, cái nôi của nhiều vị Thiền sư nổi tiếng trong đó có Thiền sư Minh Sát.


Ấn Độ là vùng đất thiêng liêng, nơi Phật giáo hình thành. Hơn 2.500 năm trước, ở đây đã xuất hiện một vị Thế Gian Giải vĩ đại. Người đã dạy thế giới con đường và cách thức chấm dứt khổ đau. Và nhờ có vị Hoàng đế vĩ đại Ashoka trong việc bảo vệ và xiển dương Phật giáo mà ngày nay chúng ta được thọ nhân giáo pháp của Ngài. Giáo lý nguyên bản của Ngài đó là Tam tạng Thánh điển Pali. Tăng đoàn và Phật tử trên toàn thế giới biết ơn Ấn Độ bởi sự quan tâm và những đóng góp to lớn của Chính phủ dành cho Phật giáo.


Tại đất nước Campuchia, Phật giáo Nguyên thuỷ là quốc giáo và chiếm 95% dân số Campuchia. Tại mỗi ngôi làng đều có chùa và có những vị Thầy ngụ tại đó để hướng dẫn tâm linh cho người dân nơi đây. Hàng ngày, tại các ngôi chùa đều được hành trì tụng kinh Pali. Các nhà Sư được người dân xem là tầng lớp thánh hiền và nhận được sự tôn trọng bậc nhất trong cộng đồng. Campuchia có quần thể chùa với những kiến trúc nổi tiếng trong đó có chùa Angkor Wat là một trong bảy kỳ quan thế giới.

Nepal được biết đến là nơi đản sanh của Đức Phật Gotama hay còn được gọi với tên là Lâm Tỳ Ni của vương quốc Thích Ca. Tại Nepal, Phật giáo là tôn giáo thứ 2 được giao hoà giữa Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Tây Tạng. Phật giáo tại Nepal có sự hoà hợp tôn giáo và hoà bình của Phật giáo đó là nhiều ngôi đền còn là nơi thờ phụng chung cho các Phật tử và tín đồ của các tín ngưỡng khác.


Sri Lanka hay còn gọi là Tích Lan, nơi lần đầu tiên Tam tạng Thánh điển Pali được chép thành văn bản. Đây được xem là vùng đất của truyền thống Chú Giải Pali vô giá cho phép chúng ta nắm bắt ý nghĩ của từng Phật tự. Đất nước Tích Lan này chính là nơi đã bảo vệ các văn bản Thánh điển không bị phá huỷ sau bao loạn lạc và kinh biến. Cũng chính Tích Lan là đất nước đã giới thiệu Tam tạng Thánh điển Pali cho thế giới Phương Tây

Bangladesh là đất nước Đức Phật Gotama đến để truyền bá Phật giáo và thu nhận đệ tử xuất gia đi theo bước chân của Ngài. Phật giáo ở Bangladesh thịnh vượng dưới thời vua Asoka trị vì tại Ấn Độ. Hiện tại Phật giáo là tôn giáo lớn thứ 3 trong cả nước. Các tu viện Phật giáo trải dài trên khắp đất nước và thường xuyên tiếp nhận những em bé đến sống và tu học Tam tạng Thánh điển Pali để chuẩn bị cho việc trở thành một vị Tỳ Kheo (bhikkhu) trong tương lai.


Indonesia là đất nước Phật giáo là tôn giáo lâu đời thứ 2 du nhập vào qua con đường tơ lụa. Phật giáo vào Indonesi từ thế kỷ thứ 2. Trong nhiều thế kỷ lịch sử đã chứng minh khi đế chế hùng mạnh triều đại Sailendra có nguồn gốc từ Ấn độ đã xây dựng Di tích Phật giáo Borobudur nổi tiếng với những công trình kiến trúc quy mô, tráng lệ được xây dựng từ thế kỷ thứ 8 và thứ 9 (cách đây hơn 1700 năm). Vua Smaratungga đã xây dựng di tích Phật giáo Borobudur nhằm tỏ lòng tôn kính Đức Phật cũng như là nơi thực hành Phật giáo. Hiện tại, Phật giáo tại Indonesia là một trong 6 tôn giáo. Các bộ phái Phật giáo ở đây phát triển đồng đều là Kim cương thừa (Vajrayara), Đại thừa (Mahayana), Nguyên Thủy (Theravada) và đều có chung nền tảng giáo pháp là Tạm tạng Thánh điển Pali.


Cuối cùng là đoàn đại biểu Quốc tế gồm các đại biểu là Tăng, Ni và Phật tử trên khắp thế giới về đây để hành trì giáo pháp của Đức Phật. Cho dù Giáo lý được thực hành trong bất cứ truyền thống nào thì những lời của Đức Phật chính là kim chỉ nam cho việc tu tập. Tăng đoàn và Phật tử cùng nhau về dưới cội Bồ đề trì tụng Tam tạng Thánh điển Pali và cũng nỗ lực xiển dương hoằng pháp cho sự phồn vinh và hạnh phúc của nhân loại.

Hơn bao giờ hết, Tam tạng Kinh điển Pali (Tipitaka) đang được tất cả các truyền thống Phật giáo tôn vinh và là nền tảng thù thắng của Giáo pháp. Năm nay, với tư cách là đơn vị đăng cai Đại lễ Trùng tụng Tam tạng Thánh điển Pali, Tăng đoàn và Phật tử Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng với niềm vinh hạnh và tấm lòng thành kính dâng lên cúng dường ngôi Tam bảo.

Hồ Thuỷ – Thái Hà/PSOL

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin