Chi tiết tin tức

Ấn Độ: Cư sĩ Sonam Norbu Dagpo chia sẻ với Sinh viên đến từ Chương trình Gurukul

09:15:00 - 03/07/2015
(PGNĐ) -  Hệ thống Gurukul là nơi mà một giáo viên giảng dạy, giao tiếp với từng học sinh. Ban đầu, nền giáo dục Ấn Độ dự định sẽ miễn phí để trẻ em thuộc mọi tầng lớp xã hội có điều kiện cắp sách đến trường nhưng sự phân tầng đẳng cấp xã hội vẫn gây khó khăn cho những đứa trẻ có xuất thân từ giai tầng thấp trong việc tiếp thu tri thức.
 

image

 Cư sĩ Sonam Norbu Dagpo, Thư ký Sở Thông tin Tây Tạng và Quan hệ Quốc tế (DIIR), chia sẻ với sinh viên đến từ các Chương trình Gurukul tại Hội trường DIIR. 01/07/2015.

Theo tin từ Văn phòng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, Dharamsala ngày 01/07/2015 – Cư sĩ Sonam Norbu Dagpo, Thư ký Sở Thông tin Tây Tạng và Quan hệ Quốc tế (DIIR), tương tác với một nhóm 30 sinh viên từ các Chương trình Gurukul tại hội trường DIIR.

Cư sĩ Sonam Norbu Dagpo, đại diện Chính phủ Tây Tạng lưu vong, đã trình bày quan điểm quyền lực và trả lời tất cả các câu hỏi nêu ra bởi các sinh viên về các khía cạnh của cuộc đấu tranh bất bạo động của nhân dân Tây Tạng và các cơ cấu tổ chức của Chính phủ Tây Tạng lưu vong.

Nói về Tây Tạng không phải một phần của Trung Quốc, Cư sĩ Sonam Norbu Dagpo giải thích rằng: “Kể từ thời cổ đại, Tây Tạng đã có hệ thống riêng của Chính phủ, trước khi Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng.

Trước năm 1949, tại Tây Tạng chỉ có rất ít người Trung Quốc, mà ngày nay dân số của Trung Quốc nhân rất đông ở Tây Tạng”.

Nhấn mạnh vào mối quan hệ của Tăng lữ giữa Tây Tạng và người ủng hộ Tam Bảo đối với Trung Quốc, Cư sĩ Sonam Norbu Dagpo nói: “Các mối quan hệ của Tăng lữ và người ủng hộ Tam Bảo. Cái nhìn của Trung Quốc đối với đức Đạt Lai Lạt Ma là vị Tăng của họ và ngược lại. Trung Quốc đã tuyên bố Tây Tạng là của riêng mình, trong khi những người Tây Tạng tin rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập trước khi cuộc xâm lược Tây Tạng của bành trướng Bắc Kinh bá quyền”.

Cư sĩ Sonam Norbu Dagpo giải thích chi tiết việc thành lập Trung tâm Quản lý Tây Tạng, bước đầu đã được thành lập vào ngày 29/04/1959, tại tại Thành phố Mussoorie, Ấn Độ, và sau đó chuyển sang Dharamshala, bang Himachal Pradesh, Ấn Độ vào tháng 05 năm 1960.

Trên danh nghĩa Chính phủ lưu vong Tây Tạng, nhưng trong khi cơ cấu nội bộ tổ chức này giống như một Chính phủ, tổ chức này lại tuyên bố là không được thiết kế để giành quyền lực ở Tây Tạng mà sẽ giải thế ngay khi tự do được khôi phục ở Tây Tạng và chính quyền được lập bởi người Tạng ở bên trong Tây Tạng. Ngoài nhiệm vụ chính trị, chính quyền này còn quản lý một mạng lưới các trường học và một số hoạt động văn hóa cho người Tạng ở Ấn Độ.

Cư sĩ Sonam Norbu Dagpo giải thích sự cấu trúc của CTA; ba trụ cột của nền Dân chủ; Tư pháp (Executive) và cơ quan Lập pháp. Cư sĩ cũng mô tả chi tiết của bảy Phòng của Cố vấn trưởng và 12 Văn phòng của Tây Tạng trên khắp thế giới.

Các dịch vụ được cung cấp bởi các CTA, đạt các cấp cơ sở của tất cả các cộng đồng Tây Tạng khắp nơi trên thế giới”.

Cư sĩ Sonam Norbu Dagpo cũng thông báo với các sinh viên về sự tiến hóa của hình thức Dân chủ về Quản trị Tây Tạng.

Đây là chuyến thăm lần thứ 21 của  Chương trình Gurukul, do Quỹ tổ chức Trách nhiệm phổ quát của đức Đạt Lai Lạt Ma. Chương trình dành cho học sinh từ nguồn gốc đa dạng, trong thời gian một tháng tại Dharamshala, các trụ sở của Trung tâm hành chính của người dân Tây Tạng để tạo thuận lợi cho việc trao đổi liên cộng đồng, và làm phong phú thêm cho nền giáo dục, giới thiệu Phật giáo với Văn hóa Tây Tạng và Tôn giáo.

 

Thích Vân Phong (Tin từ VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong )

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin