Chi tiết tin tức

Ấn Độ: Cuộc Thảo luận về đức Đạt Lai Lạt Ma với những đóng góp cho nhân loại

06:56:00 - 12/07/2015
(PGNĐ) -  New Delhi, ngày 04/07/2015 – Một cuộc Thảo luận với đề tài: “Đức Đạt Lai Lạt Ma với những đóng góp cho nhân loại” đã diễn ra tại Hội trường Đa năng (India International Centre - 40, Max Mueller Marg, New Delhi) vào ngày 04/07/2015 do Văn phòng Chính phủ Tây Tạng lưu vong và cộng đồng Tây Tạng ở Delhi hợp tác với International Centre, Ấn Độ đồng tổ chức

New Delhi, ngày 04/07/2015 – Một cuộc Thảo luận với đề tài: “Đức Đạt Lai Lạt Ma với những đóng góp cho nhân loại” đã diễn ra tại Hội trường Đa năng (India International Centre - 40, Max Mueller Marg, New Delhi) vào ngày 04/07/2015 do Văn phòng Chính phủ Tây Tạng lưu vong và cộng đồng Tây Tạng ở Delhi hợp tác với International Centre, Ấn Độ đồng tổ chức.

 

 

Chủ trì buổi Thảo luận, Ông Shyam Saran, Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ bắt đầu với một bài phát biểu và bày tỏ lòng tri ân đối với đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần dân tộc tuyệt hảo, được quốc tế kính ngưỡng tôn trọng như một nhà Nhân bản, nhà lãnh đạo Tôn giáo, Ngài đã chọn đất nước chúng tôi là nhà của mình, nó thực sự là một cái gì đó để đem lại phúc lành cho tất cả chúng ta.

Ông nói rằng: “Thực sự tôi có cảm tưởng đức Đạt Lai Lạt Ma là  biểu tượng của cuộc sống tình huynh đệ phổ hoát, tại một thời điểm khi thế giới của chúng ta đang đi trên sự bất hòa chia rẽ, xung đột, thậm chí tuyệt vọng.

Sự thánh thiện của Ngài là một sứ giả của niềm hy vọng, nhắc nhở chúng ta về những liên kết với nhau trong tình nhân loại. Giúp chúng tôi khắc phục một trong những đơn vị mà chúng ta thấy giữa chúng ta”.

Hòa thượng Geshe Dorji Damdul, Giám đốc Viện Tây Tạng (Tibet House), New Delhi, thuyết trình về những truyền thống Giáo dục Phật giáo Nalanda và Khoa học của Tâm thức, chia sẻ việc đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm sống lại truyền thống này, triết lý của Ngài về kiến thức tương đối của phụ thuộc lẫn nhau.

Ông Shyam Saran, Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ nói thêm rằng: “Trong thực tế đức Đạt Lai Lạt Ma đã cho quốc tế nhận thấy rõ những bi kịch của Tây Tạng. Và như một Tu sĩ Phật giáo, Ngài đã không cho bất cứ ai dùng bạo lực để chống lại những kẻ chiếm đóng Tây Tạng, không hề thể hiện sự phẩn nộ căm ghét, đây là một sự ứng xử vĩ đại của Ngài”.

Ông Shivshankar Menon, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ, đương kim Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc tại New Delhi chia sẻ rằng: “Lãnh đạo sự thật là một điều hiếm có, và tỏ sáng rực rỡ hơn, thậm chí nó không có vị trí, không có quyền lực và sự giàu có.

 Ấn Độ chúng tôi may mắn được sự nhắc nhở trong cuộc sống giữa chúng ta, về những gì lãnh đạo thực sự để mang lại lợi ích cho đất nước dân tộc. Đối với tôi, ví dụ tiêu biểu thực sự lãnh đạo chính là đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.

Đây là một vị lãnh đạo không cần quân đội, không một Chính phủ hay sự giàu có, đang lưu vong tại mảnh đất của chúng tôi, mặc dù không được nhiều hơn so người tỵ nạn, Tây Tạng hùng mạnh nhất thế giới”.

Cuối cùng, Ông tuyên bố rằng: “Cách tốt nhất để tổ chức Sinh nhật lần thứ 80 của đức Đạt Lai Lạt Ma và tôn vinh những giá trị về sự lãnh đạo tuyệt hảo, thực sự cho chúng ta tái hiến mình cho mục chung”.

ông Arun Shourie, Chính trị gia Ấn Độ, nguyên Bộ trưởng Bộ đầu tư Ấn Độ, cho biết: “Đức Đạt Lai Lạt Ma là một ví dụ về sự hóa giải khổ đau thành phúc lành. . .  và khuyến khích Ấn Độ chúng ta gìn giữ và phát huy truyền thống quý báu này, trên thực tế chúng ta đã đưa truyền thống này trở về quá khứ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gìn giữ và phát huy tinh thần dân tộc và làm sống lại cho cộng đồng của mình, tôi nói như thế là bởi đã nhìn vào thực trạng vấn đề của Tây Tạng”.

Các cuộc Thảo luận có sự tham gia đông đảo của các học giả, các nhà văn nghệ sĩ trí thức, các công chức cao cấp của Ấn Độ, các cựu sĩ quan quân đội Ấn Độ đã nghỉ hưu, nhân viên cơ quan đại diện nước ngoài tại New Delhi và các cơ quan truyền thông báo chí, chư thiện hữu tri thức.

 

Thích Vân Phong (Tin từ VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong )

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin