Chi tiết tin tức

Ấn Độ: Di tích Phật giáo được phát hiện ở bang Andhra Pradesh

09:52:00 - 23/01/2016
(PGNĐ) -  Chính quyền ngôi làng Tripuranthakam đã phát hiện Di tích Phật giáo trong khi đào bới khu vực này. Các Trụ cột khắc họa Hoa sen cách điệu, biểu tượng Phật giáo quan trọng. Ngôi Già lam Cổ tự nổi tiếng tại làng Tripuranthakam, huyện Prakasham, bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ được kiến tạo vào thế kỷ 13, các nhà Khảo cổ đã phát hiện sau khi tìm thấy hai Trụ cột điêu khắc Văn hóa Phật giáo.

Các Chuyên gia Khảo cổ phát biểu rằng: “Các ngôi Già lam Cổ tự Phật giáo được phát hiện đều được kiến tạo vào triều đại Sātavāhana. Những vị hoàng đế thuộc triều đại Sātavāhana là những nhà lãnh đạo lỗi lạc và tài ba xuyên qua Núi Vindhyan (Bửu-đà-lâm) của Ấn Độ trong suốt thời gian đầu của triều đại Maurya và họ đã chiếm được một vị trí rất quan trọng về chính trị cũng như lịch sử thuộc tôn giáo của Ấn Độ. Các vị vua này đã trị vì trong suốt gần 3 thế kỷ. Nhiều tác phẩm Purāna (văn học Ấn giáo) mô tả những vị vua này giống như những vị vua Andhrabhrtya (Án-phùng-la)”.

 Giáo sư Tiến sĩ E Siva Nagi Reddy, nhà nghiên cứu Phật học và Khảo cổ học cho biết: “Thật đáng ngạc nhiên và cần lưu ý rằng một số Di tích Phật giáo được thu hồi từ các cơ sở của Nữ thần Bala Tripura Đền Sundari. Đền được cải tạo thành hợp chất xây dựng vững chắc, trong đó nền móng trần của cấu trúc Gopura.

 Các Trụ cột được chạm khắc trên đá vôi địa phương gọi là "đá cẩm thạch Palanadu". Hình Hoa sen, biểu tượng Phật giáo với hai dòng chữ Brahmi xác định niên đại vào thế kỷ đầu tiên AD. Với một dòng chữ ở Devanagari xác định niên đại vào thế kỷ thứ 10 AD. Điều này cho thấy các Trụ đá được sử dụng để nâng cao cấu trúc ngôi Già lam Cổ tự này.

 Có hai Bảo tháp Phật giáo nằm ở ở Chandavaram và Dupadu gần làng Tripuranthakam.

Theo thăm dò, trong tương lai ở khu vực này có thể mang lại kết quả đầy hứa hẹn trong việc khai thác Di tích Phật giáo của thế kỷ đầu”.

 Các Chuyên gia yêu cầu các Cơ quan ban ngành liên quan để bảo tồn những Trụ cột Di tích Phật giáo có giá trị lịch sử Văn hóa Phật giáo.

 Thích Vân Phong

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin