Chi tiết tin tức

Ấn Độ: Tổ chức an ninh khu vực triển lãm về Phật giáo

21:38:00 - 30/12/2020
(PGNĐ) -  Chương trình “Triển lãm Di sản Phật giáo” được phối hợp thực hiện bởi các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organization - SCO) vừa diễn ra vào cuối tháng 11 qua, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 19 của tổ chức này, được trực tuyến từ New Delhi, Ấn Độ.

 

1.jpg
Tượng Đức Phật nhập Niết-bàn dài 13m ở Ajina-Tepa, Tajikistan có mặt trong triển lãm trực tuyến của SCO

 

SCO là tổ chức an ninh chung liên chính phủ được thành lập năm 2001, gồm lãnh đạo các quốc gia như Trung Quốc, Liên bang Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, Ấn Độ và Pakistan. Theo Phó Tổng thống Ấn Độ M. Venkaiah Naidu, triển lãm trực tuyến này sử dụng các công nghệ tiên tiến như quét hình ảnh 3D, nền tảng webGL, không gian ảo, bố trí hiện vật hài hòa với phương thức thuyết minh hiện đại… Người thưởng lãm có cơ hội trải nghiệm và học hỏi tuyệt vời từ sự giàu có về mặt số lượng cũng như tính nghệ thuật của hiện vật từ nhiều viện bảo tàng khu vực châu Á, được quy tụ trong hình thức triển lãm mới lạ này. 

 

“Triết lý và nghệ thuật Phật giáo vùng Trung Á đã kết nối các quốc gia SCO với nhau. Triển lãm năm nay giúp người xem, các chuyên gia hoạt động trong những lĩnh vực liên quan tiếp cận, đánh giá và so sánh các hiện vật Phật giáo quý giá của các quốc gia thành viên, ngay tại nhà của mình một cách dễ dàng và thuận lợi. Hoạt động này cũng giúp tạo ra tiềm năng liên kết, chữa lành và làm hồi sinh các cộng đồng Phật giáo và ngoài Phật giáo khi dịch bệnh hoành hành nhiều nơi trên thế giới từ đầu năm đến nay - phát ngôn của Bộ trưởng Văn hóa Ấn Độ, theo The Hindu.

 

Theo đó, các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đều đóng góp vào nội dung và sự đa dạng của triển lãm quy mô quốc tế này. Triển lãm là kết quả sự chung tay của Viện Bảo tàng quốc gia Ấn Độ (New Delhi), Bảo tàng Ấn Độ (Kolkata, Ấn Độ), Viện Đôn Hoàng (Trung Quốc), Bảo tàng Lịch sử Kyrgyz, Bảo tàng Nghệ thuật phương Đông (Moscow, Nga), Bảo tàng Cổ vật quốc gia Tajikistan, Bảo tàng quốc gia Kazakhstan cùng các tổ chức khảo cổ học và bảo tồn của Pakistan, Uzbekistan.

 

1a.jpg
Nhiều tượng cổ tại Viện Bảo tàng Quốc gia (New Delhi) và Bảo tàng Ấn Độ (Kolkata) trong không gian triển lãm

 

Hệ thống hiện vật mô tả chi tiết cuộc đời Đức Phật, nghệ thuật Phật giáo đang được trưng bày tại các di tích Phật giáo vùng Karachi, Lahore, Taxlia, Islamabad, Swat và Peshawar (Pakistan); hơn 100 hiện vật Phật giáo Buriyatia - biểu tượng, pháp khí trong nghi lễ của các truyền thống; nghệ thuật kiến trúc, thiết kế và sinh hoạt tâm linh của Phật giáo Đôn Hoàng; nghệ thuật Phật giáo từ các di chỉ khảo cổ học của Uzbekistan (Termez, Karatepa và Fayaztepa); các cổ vật hiếm của Kazakhstan và Kyrgyzstan; hiện vật Phật giáo Ấn Độ từ Gandhara, Mathura, Nalanda, Amaravati và Sarnath. Đặc biệt, điểm nhấn nổi bật của triển lãm là tượng Đức Phật nhập Niết-bàn dài 13m ở Ajina-Tepa, Tajikistan.

 

Thông qua một website được thiết kế chuyên biệt, triển lãm online này sẽ phục vụ cộng đồng đến hết tháng 2-2021 - là nơi trưng bày các giá trị tiêu biểu cho lịch sử và sự phát triển Phật giáo tại châu Á.

 

Trần Trọng Hiếu 

(tổng hợp từ The Hindu, The Global Tribune)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin