Chi tiết tin tức

Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng Jacques Marchais tại Hoa Kỳ

19:53:00 - 25/12/2017
(PGNĐ) -   Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng Jacques Marchais (Jacques Marchais Museum Of Tibetan Art), tọa lạc tại khu dân cư Lighthouse Hill, khu phố Staten Island, thành phố New York, Hoa Kỳ, là quê hương của một trong những bộ sưu tập hiện vật Hymalaya, quy mô của Hoa Kỳ.
Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng Jacques Marchais

Nơi tĩnh lặng độc đáo nhất. Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng Jacques Marchais được thành lập vào năm 1945, nhằm quảng bá nghệ thuật Phật giáo, và văn hóa lịch sử Tây Tạng đến với thế giới.

Nữ nghệ sĩ Jacques Marchais trong bộ trang phục sang trọng, đang ngồi trên chiếc ghế sơn mài Trung Quốc, trong ngày khai trương Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng, ngày 28/09/1947.

 

Bảo tàng này chính thức khai trương vào ngày 28 tháng 09 năm 1947, do nữ nghệ sĩ Jacques Marchais (1887-1948), một phụ nữ gốc Hoa Kỳ sáng lập, một tác giả sưu tập đầu thế kỷ 20 về nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng và Himalaya, nhằm phục vụ như một cầu nối giữa phương Tây và truyền thống cổ đại, và văn hóa phong phú của Tây Tạng và các khu vực Hymalaya. Nữ nghệ sĩ Jacques Marchais thiết kế một bảo tàng và trung tâm đã nhân rộng các tu viện nhỏ của Tây Tạng để du khách có thể thưởng thức trong bối cảnh văn hóa nghệ thuật Phật giáo. Các tòa nhà kiến trúc theo phong cách Hymalaya lâu đời nhất của Hoa Kỳ.

 

Các hiện vật trong bộ sưu tập này đại diện cho nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng, và các quốc gia ảnh hưởng Phật giáo mật tông bao gồm Tây Tạng, Nepal, Bhutan, Mông Cổ và Bắc Trung Quốc từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 20. Những vật thể này được chế tác mỹ thuật để sử dụng trong các tự viện Phật giáo Tây Tạng. Do các hoạt động chính trị trong các khu vực, nhiều ngôi tự viện Phật giáo đã từng lưu giữ những di sản văn hóa Phật giáo quý báu đã bị phá hủy và lịch sử văn hóa của người Tây Tạng hiện nay được bảo quản trong các viện bảo tàng bên ngoài như Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng Jacques Marchais.

 

Bộ sưu tập Bảo tàng của nữ nghệ sĩ Jacques Marchais đã được ghi chép trong một cuốn sách và kỷ niệm triển lãm kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng Jacques Marchais. Bảo tàng được ca ngợi bởi tính xác thực của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã quang lâm viếng thăm vào năm 1991. 

Bồ tát Liên Hoa Sinh bằng đồng sơn; khoảng thế kỷ 17-18.
 

Năm 2009, Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng Jacques Marchais đã được liệt kê trong Danh bạ Nhà nước thành phố New York và và National Register of Historic Places. Một nhà văn trong Thời báo New York đã giới thiệu người sáng lập ra Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng dưới cái tên Jacqueline Klauber, lưu ý rằng bà đã sử dụng tên của mình “Jacques Marchais” gắn vào danh xưng của Bảo tàng này.

 

Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng của nữ nghệ sĩ Jacques Marchais, được giới thiệu về nghệ thuật Phật giáo, văn hóa và lịch sử Tây Tạng với du khách trên toàn thế giới, nhằm giáo dục và truyền cảm hứng cho nền văn hóa Himalaya, để nâng cao sự hiểu biết toàn cầu. “Jewel on a hillside” tái tạo các tu viện ở Tây Tạng vì nó chứa đựng những hiện vật độc đáo phản ảnh nghệ thuật, lịch sử, văn hóa và các di sản văn hóa Phật giáo đã bị phá hủy tại quốc nội Tây Tạng.

 

Năm 2011, Ban Quản lý Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng Jacques Marchais và nhân viên đã tổ chức một khóa tu tập thiền định để xác nhận sứ mệnh của Bảo tàng này, và xây dựng một kế hoạch chiến lược. Kế hoạch bao gồm ba hợp phần, lập trình, sưu tập và hoạt động, phát triển và gây quỹ, căn cứ tòa nhà. Sau đó, một nhóm từ Bảo tàng này tham gia vào Chương trình Chuyên sâu, Lập kế hoạch, Làm mạnh quỹ bảo trì.

 

Ủy ban Tòa nhà và Căn cứ đã xây dựng một kế hoạch khôi phục và cải tạo toàn diện, nhằm giải quyết các công việc sửa chữa và cải tạo cần thiết để bảo vệ các tòa nhà, tăng cường trải nghiệm của du khách, và bảo tồn, trưng bày bộ sưu tập được tổ chức trong niềm tin vì lợi ích công cộng.

 

Vốn Dự án này hỗ trợ sứ mệnh của Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng Jacques Marchais, và các hoạt động của kế hoạch chiến lược trong các lĩnh vực.

 

* Bảo quản một khu di tích lịch sử  

* Tạo không gian tăng cường triển lãm

* Nâng cao trải nghiệm du khách

* Mở rộng các chương trình học tập và giáo dục.

 

Tiểu sử nữ nghệ sĩ Jacques Marchais 

(1887-1948)

 

Nữ nghệ sĩ Jacques Marchais sinh năm 1887 tại Cincinnati, Ohio. Thân phụ bà là cụ ông John Coblentz và mẫu thân là cụ bà Margaret Norman Coblentz. Vốn mồ côi cha từ thuở ấu thơ, mẹ phải vất vả đùm bộc trong cảnh gà mái nuôi con, và tuổi thanh xuân 16, Jacques Marchais đã trở thành diễn viên tham gia vào một bộ phim Boston Peggy From Paris, nơi bà gặp người chồng đầu tiên Brookings Montgomery. Bà sinh được ba người con, hai gái Edna May và Jayne, và con trai, Brookings.

 

Năm 1916, bà chuyển đến thành phố New York để hỗ trợ mình như một diễn viên, và tiếp tục sử dụng tên diễn viên Jacques Marchais.

 

Thời gian sống tại thành phố New York, bà quanh mình với một vòng tròn bởi nhiều bạn bè, chia sẻ mối quan tâm chung trong nghệ thuật, tâm linh Phật giáo. 

 

Năm 1920, bà thêm một lần kết hôn với chàng Harry Klauber (1885-1948), một doanh nhân người Brooklyn trong ngành hóa chất. Doanh nhân Harry Klauber và diễn viên Jacques Marchais chuyển đến đảo Staten vào năm 1921, định cư ở Lighthouse Hill, nơi theo nhật ký của bà, họ có thể có "một nông trại trong khoảng cách đi lại Manhattan" và cô bắt đầu sưu tầm nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng.

 

Nữ nghệ sĩ Jacques Marchais, một trong những nhà sưu tập đầu tiên về Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng tại Hoa Kỳ. Bà đã viết trên tạp chí rằng, lần đầu tiên của mình khi được tiếp xúc với bất cứ điều gì là Phật giáo Tây Tạng, một bộ sưu tập các pho tượng nhỏ bằng đồng, miêu tả vị thần hộ pháp, đã được lưu truyền từ đời ông cố của bà, John Joseph Norman, một thương gia từ Philadelphia người đã tích cực trong việc buôn bán trà. Là một cô gái trẻ, bà đã chơi với các bức tượng nhỏ như thể chúng là đồ chơi. 

 

Sau khi mẫu thân của bà đã qua đời vào năm 1927, bà đã khám phá ra những pho tượng nhỏ trong số đồ đạc của mẫu thân, và đã thúc đẩy và khám phá sâu hơn về ý nghĩa của những pho tượng này. Và đã dẫn bà đến việc “Nghiên cứu sâu và nghiên cứu liên tục”, trong “Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng- Đất nước – Con người và Tôn giáo của họ”.

 

Nữ nghệ sĩ Jacques Marchais đã phát triển mối quan hệ này với văn hóa Phật giáo Tây Tạng vào cuối những năm 1920, và nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả những gì bà có thể làm được. Bà tin rằng “Ít nhiều hoạt động như nam châm trong việc vẽ các vị thần Hộ pháp, chư vị Bồ tát và Phật Đông Ấn Độ và Tây Tạng cũng như các pháp khí theo nghi thức Phật giáo”. Sau khi xem một cuộc triển lãm dành cho Cung điện Potala (tọa lạc tại Lhasa, khu tự trị Tây Tạng, đã từng là nơi ngự của các đời Đạt Lai Lạt Ma), tại Triển lãm Quốc tế Thế kỷ 1933 tại Chicago, Hoa Kỳ, bà đã trở thành nhân vật đặc biệt là cảm hứng để tăng cường bộ sưu tập các hiện vật văn hóa nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng của bà và chia sẻ kiến thức của bà với thế giới.

 

Năm 1938, bà mở Phòng Trưng bày Jacques Marchais, để trưng bày nghệ thuật Phật giáo từ những nền văn hóa tương đối chưa được biết đến ở Đông Ấn Độ và Tây Tạng. Bộ sưu tập này trải dài từ các tác phẩm nghệ thuật tranh Thangkas trên tường hoành tráng, đến đồ trang trí nội thất chạm trổ bằng gỗ và ánh sáng đồ đạc. Tượng và tác phẩm điêu khắc xếp hàng trên kệ, như bà đã tự hào giới thiệu mua lại của mình cho các nhóm cá nhân. Nhiều trong số hiện vật này chỉ có sẵn cho những người thu mua như bà từ những năm 1911 đến 1950, do hoạt động chính trị được tăng cường trong khu vực. Bà muốn gây ảnh hưởng đến nhân loại trên quy mô lớn hơn và sử dụng Thư viện làm “bước đệm” để xây dựng Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng.

 

Mặc dù bà không bao giờ đi du lịch đến Tây Tạng, bà đã mua các vật dụng thông thường qua đấu giá, và bán bất động sản. Bà thường giữ những tác phẩm tốt nhất cho bản thân, và bán các đồ vật khác trong phòng trưng bày như một phương tiện khác để liên tục xây dựng bộ sưu tập của mình. Bà đã cam kết chia sẻ kiến thức của mình về Phật giáo Tây Tạng với thế giới.

 

Trong suốt cuộc đời của Nữ nghệ sĩ Jacques Marchais, đã sưu tập hơn một nghìn cổ vật. Bộ sưu tập này bao gồm các tác phẩm điêu khắc, pháp khí nghi lễ, nhạc cụ Phật giáo, thangka hoặc tranh cuộn và đồ trang trí nộ thất. Các vật thể chủ yếu từ Tây Tạng, Nepal, Bắc Trung Quốc và Mông Cổ, và một vài vật phẩm đến từ Đông Nam Á.

 

Trong một bức thư gửi Thượng nghị sĩ Edward E. Denison của Mairon vào ngày 02/06/1939, Nữ nghệ sĩ Jacques Marchais đã viết: “Là một học sinh có triết học phương Đông, và đã quen với các tôn giáo phương Đông. Tôi sớm nhận ra  rằng, tôi đã hành động ít nhiều như một nam châm trong việc vẽ các vị Thần Hộ pháp, chư Phật, Bồ tát Đông Ấn Độ và Tây Tạng và các đối tượng với tôi trong nghi thức”.

 

Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng Jacques Marchais được bao quanh với các khu vườn bậc thang, với một ao Liên trì (hoa sen), cá cảnh bơi lội tung tăng, đêm trăng gió mát từng bước chân thanh thản nhẹ bước an lạc kinh hành sau khi tọa thiền. Nữ nghệ sĩ Jacques Marchais đặt tên phong cảnh của mình là khu vườn Thiền định (samātha bhāvanā). Các tòa nhà được thiết kế cảnh quan đã tạo ra một môi trường mang tính nghệ thuật Phật giáo. Khi Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng Jacques Marchais chính thức khai trương vào ngày 05/10/1947, sự kiện này đã được đăng trong tạp chí LIFE.

 

Cả đời gắn bó với nghệ thuật điển ảnh thuận theo thế gian, với đạo pháp bà đã say mê trong nghệ thuật Phật giáo, tứ đại đến hồi suy yếu, thuận thế vô thường, bà đã thanh thản trút hơi thở về với cõi Phật vào tháng 02 năm 1948, chỉ bốn tháng sau khi khai trương bảo tàng. Công đức viên mãn của bà với một bộ sưu tập hoành tráng, nhấn mạnh đến giá trị văn hóa nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng.

 

Khi chính trị toàn cầu đưa Tây Tạng xa xỉ vào thế giới vào đầu thế kỷ 20, điều này đã thúc đẩy sự quan tâm của phương Tây vào văn hóa Tây Tạng. Ý tưởng lãng mạn của Tây Tạng – một nơi nào đó có một nền văn hóa dựa trên tinh thần giác ngộ chứ không phải là sản xuất công nghiệp hoặc mở rộng thuộc địa – đã thu hút được nhiều người không biết đến ở phương Tây, đặc biệt là những sự tàn phá vào Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ II.

 

Nữ nghệ sĩ Jacques Marchais đã tiên phong trong thời gian của mình để nhận ra giá trị của văn hóa Tây Tạng đối với kho tàng kiến thức của con người, và bà đã thực hiện tuyệt vời về khát vọng của mình rằng: “Nếu tôi có thể cho thế giới cái gì đó nâng cao và sự giúp đỡ chân thành, Tôi luôn sẵn sàng”.

 

Nữ nghệ sĩ Jacques Marchais đã đóng góp đáng kể cho sự quan tâm ngày càng tăng đối với nghệ thuật Himalayan và triết học Phật giáo ở Hoa Kỳ trong đầu thế kỷ 20, với mục tiêu chung là mở rộng đối thoại giữa các nền văn hóa, như một phương tiện để phát triển từ bi tâm và hòa bình thế giới.

 

Sự nỗ lực của Nữ nghệ sĩ Jacques Marchais, từ những thập niên 1921 đến 1948, tham gia hoạt động văn hóa nghệ thuật Phật giáo, tạo thành một bộ sưu tập nghệ thuật Himalayan, và xây dựng một phiên bản thu hẹp của Cung điện Potala của thủ đô Lhasa, là một phản ánh sâu sắc của giai đoạn quốc tế của Phật giáo phương Tây, được đặc trưng bởi những thay đổi và những diễn giải mới, mang lại trong việc thích ứng các giáo lý và thực hành Phật giáo với hiện đại. 

 

Vân Tuyền (Nguồn: Jacques Marchais Museum Of Tibetan Art)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin