Chi tiết tin tức

Các nhà khảo cổ Nhật Bản phát hiện tự viện PG cổ tại tỉnh Osaka

19:36:00 - 25/08/2017
(PGNĐ) -  Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã khám phá những bằng chứng khảo cổ mới về cấu trúc cổ đại có niên đại hơn nghìn năm trước ở Higashi-Yuge, thành phố Yao, Osaka đã chỉ ra sự tồn tại của một thủ đô “thứ cấp” thông qua ghi chép ở thế kỷ thứ 8. Việc phát hiện tại khu khảo cổ này được đưa ra sau khi phát hiện một ngôi già lam cổ tự Yuge-ji, được khai sơn bởi một vị tăng sĩ Phật giáo có uy tín tên Dōkyō (khoảng 700 -72) vào thế kỷ thứ 8.

Khám phá mới nhất này được biết đến như Yuge-no-miya, được giám định rằng tàn tích khảo cổ thủ đô thứ cấp này đã từng được kiến tạo theo chỉ dụ của Nữ Hoàng đế Shōtoku - người đã trị vì Nhật Bản từ năm 764 đến năm 770 trong thời kì Nara (710-784).

 

Theo các nhà khảo cổ học, phần còn lại của một cái hố và hố rộng lớn được đào trên mặt đất để hỗ trợ các trụ cột gỗ lớn, cùng với những phát hiện của tháng hai năm ngoái, cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng việc xây dựng thủ đô Yuge-no-miya thứ hai tại khu vực tàn tích Higashi-Yuge.

 

Cho đến nay, sự tồn tại của thủ đô Yuge-no-miya thứ hai đã bị bao phủ trong bí ẩn. Tên và vị trí của thủ đô thứ hai bí ẩn chỉ được biết đến do Shoku Nihongi, một văn bản lịch sử đế quốc thời Nara được ghi chép vào thời Heian (794-1185), đề cập đến cả Yuge-no-miya và Yuge-Ji. Tuy nhiên, không có bằng chứng về sự tồn tại của ngôi Cổ tự hay thủ đô, cho đến năm nay đã được tìm thấy.

 

Nữ Hoàng đế Shōtoku (718-770) ghi danh trong lịch sử với việc quý trọng Hòa thượng Dōkyō, viên tịch vào năm 772, vị Cao tăng, thống lĩnh Tăng đoàn dưới sự bảo trợ của Nữ Hoàng đế Shōtoku.

 

Hòa thượng Dōkyō thụ nhận sự kính trọng của hoàng gia vì những Pháp hội cầu nguyện của ngài đã khiến vị Nữ Hoàng đế cát tường như ý bởi thoát khỏi cơn bạo bệnh. Nữ Hoàng đế Shōtoku đã suy tông Hòa thượng Dōkyō lên ngôi vị “Hoo” ngôi vị cao nhất và có ảnh hưởng nhất trong giới tăng lữ lúc bấy giờ.
 

Các cuộc khai quật gần đây nhất chỉ cách 500 mét về phía Đông Bắc của địa điểm của tàn tích ngôi già lam cổ tự được phát hiện. Các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều hố vuông 60-80 cm, được cho là đã được đào để hỗ trợ các trụ cột lớn. Các hố tương ứng với bốn hướng chính theo Masanobu Hirose, thành viên của hội đồng nghiên cứu tài sản văn hóa thành phố Yao, bằng chứng về sự hiện diện của Yuge-no-miya tại địa điểm: ”Cho thấy rất chính xác trong phân chia ranh giới . . . được sắp xếp gọn gàng theo kiểu lưới, phải nằm rải rác đến khu vực mà các nhà khảo cổ học hiện đang làm việc”.

 

Masashi Kinoshita, giáo sư danh dự khảo cổ học tại Đại học Tokyo Gakuge hy vọng rằng; các cuộc khảo cổ tại Higashi-Yuge, thành phố Yao, Osaka sẽ làm sáng tỏ hơn về thủ đô thứ hai huyền bí này. 

 

Phát hiện về tổ hợp kiến trúc tại di tích Higashi Yuge đã được công bố hôm 16/8/2017 bởi Ủy ban Nghiên cứu Di sản Văn hóa Yao – tổ chức thuộc chính quyền thành phố Yao.

 

Masashi Kinoshita, cựu giáo sư khảo cổ học tại Đại học Gakugei Tokyo hy vọng rằng các cuộc khai quật xa hơn đối với di chỉ này sẽ đưa thủ đô thứ cấp trong quá khứ ra ánh sáng.

 

“Một số chi tiết được biết đến là thuộc về Yuge-no-miya. Phát hiện mới đây về các con kênh có thể sẽ làm sáng tỏ các truyền thuyết”, giáo sư Masashi nói, đề cập đến cuộc khai quật các mương rãnh – chứng cứ mà các chuyên gia tin rằng đã từng có đầy nước cũng như được sử dụng để chuyên chở các vật liệu xây dựng.

 

Hồi tháng hai năm nay, các nhà khảo cổ cho biết họ đã phát lộ chứng cứ đầu tiên của một tòa tháp cao thuộc về chùa Yugedera tại di tích Higashi-Yuge. Ngôi chùa nói trên được nhà sư Dokyo xây dựng tại đây trước khi ông đánh mất vị thế của mình sau khi Nữ Hoàng đế Shōtoku băng hà.

 

Cả Yuge-no-miya và ngôi già lam cổ tự Yugedera đều được đề cập trong “Shoku Nihongi”, cuốn sách sử được biên soạn theo sắc lệnh triều đình trong thời Nara, tuy nhiên, không có bất cứ chứng cứ nào chứng minh cho điều này cho đến mới đây.

 

Một khu vực rộng lớn của thủ đô thứ cấp đã được xây dựng nhưng thành phố này đã không bao giờ được hoàn thành vì sự băng hà của Shotoku.

 

Các cuộc khai quật mới đây nhất đã được tiến hành trong khu vực 500m về phía đông bắc tại nơi đã phát lộ ra phần nền của ngôi chùa kể trên.

 

Theo Masanobu Hirose, một thành viên Ủy ban Nghiên cứu Di sản Văn hóa Yao, cho biết; Tại di chỉ có nhiều hố đào hình vuông rộng từ 60cm đến 80cm. Các chuyên gia tin rằng, nhiều cột gỗ có đường kính 20 - 25 cm đã được chôn xuống các hố này. Các hố kể trên được sắp xếp theo bốn hướng của la bàn. Điều này cho thấy rằng, Yuge-no-miya đã được xây dựng ở đây.

 

Ông Masanobu Hirose nói: “Di tích này cho thấy đã có những phân giới rất chính xác. Yuge-no-miya được thiết kế một cách ngăn nắp theo hệ thống, chắc chắn trải dài ở khu vực mà hiện nay các nhà khảo cổ đang làm việc”.

 

Mương nước dài khoảng 10m, rộng từ 16 - 20m và sâu 01m. Cùng với một rãnh nước dài 60m được phát hiện gần đó vào mùa hè năm ngoái, các chứng cứ này có thể thuộc về một con kênh có tổng chiều dài khoảng 600 – 700m.

 

Các nhà khảo cổ dự đoán rằng con kênh này được xây dựng để chuyên chở vật liệu để xây dựng thủ đô thứ cấp và Chùa Yugedera hoặc là kênh dẫn cho các hoạt động đường sông.

 

Kinoshita cho biết ông nghiêng về giả thuyết đầu hơn: “Công nhân cần phải vận chuyển vật liệu xây dựng, như các cột lớn và gạch đá, bằng đường thủy để tiết kiệm sức lực để xây dựng một cách hiệu quả các công trình trọng điểm của thành phố dựa vào một kế hoạch vô cùng tỉ mỉ”, Kinoshita phát biểu. “Tôi nghĩ rằng các dòng kênh ấy phần nhiều giống như một phần của con kênh được xây dựng để vận chuyển vật liệu xây dựng cho việc xây chùa Yugedera và Yuge-no-miya”.

 

Trong phát hiện được công bố hồi tháng hai, các nhà khảo cổ đã phát biểu rằng, phần nền của chùa Yugedera đã được tìm thấy trong một lớp địa chất có niên đại vào cuối thời Nara.

 

Phần nền này rộng khoảng 20 mét vuông, cho thấy công trình này ít nhất có 7 tầng và chiều cao hơn 60m.

 

Vân Tuyền (Nguồn: Ancient Origins)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin