Chi tiết tin tức Các nhà lãnh đạo tôn giáo: “Chúng tôi là đạo hữu với tất cả tín đồ tôn giáo” 20:42:00 - 23/06/2017
(PGNĐ) - Tôn giáo thường được xem là một lực lượng gieo mầm chia rẽ giữa con người. Nhưng các vị giáo phẩm lãnh đạo tôn giáo nổi bật nhất thế giới đã cùng ngồi lại bên nhau, trình bày suy nghĩ, quan điểm khác nhau về cách đức tin có thể tác động trên thế giới.
Trong một động thái hiếm hoi, các nhà lãnh đạo tôn giáo lớn – từ đức Đạt Lai Lạt Ma đến đức Giáo hoàng Gioan Phaolô I (vị Giáo hoàng thứ 263 của Giáo hội Công giáo Rôma) – đã đưa ra một lời kêu gọi chung vào ngày 14/06/2017; yêu cầu mọi người làm theo lời khuyên đơn giản: “Lời khuyên của chúng tôi là đạo hữu với tín đồ tất cả tôn giáo”.
Ayatollah Sayyid Fadhel Al-Milani, một trong những giáo sĩ Hồi giáo Shia cao cấp nhất tại Vương quốc Anh, nói trong một đoạn video ghi âm. “Lời khuyên của chúng tôi là làm bạn với những tín đồ của tất cả các tôn giáo”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Liên lạc cá nhân, tình bạn cá nhân, sau đó chúng ta có thể trao đổi một mức độ sâu sắc hơn”.
Đức Giáo Hoàng Francis (vị giáo hoàng thứ 266 là đương kim giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma) đã chọn nói về tình bạn lâu năm của ông với Abraham Skorka, người Argentina cũng xuất hiện trong video. Francis nói về Skorka: “Cuộc sống tôn giáo của tôi đã trở nên phong phú hơn với những lời giải thích đó”.
“Làm bạn” là một sáng kiến của Viện Elijah Interfaith, một tổ chức liên tôn với các văn phòng ở Israel và Hoa Kỳ. Trong một thông cáo báo chí, các nhà tổ chức cho biết sứ mệnh của dự án là chống lại ý tưởng rằng: mọi người xem tôn giáo của nhau với sự nghi ngờ hoặc khinh thường, chúng ta có thể giảm bớt bạo lực dưới danh nghĩa tôn giáo.
Hình: Gs.Ts Alon Goshen-Gottstein, Giám đốc Học viện Liên đới của Elijah, phát biểu vào ngày 14/06/2017 trong buổi họp báo công bố sáng kiến “Làm bạn”.
Trong tuyên bố, Giáo sư Tiến sĩ Alon Goshen-Gottstein phát biểu: “Chúng tôi không thể phủ nhận rằng trong các kinh sách của nhiều tôn giáo khác nhau, bạn có thể tìm thấy các văn bản không cởi mở, thậm chí thù địch với những người có đức tin khác. Vì thế, khi các nhà lãnh đạo quan trọng nhất thế giới kêu gọi tình hữu nghị, họ thực sự khẳng định một cách đặc biệt để thực hành tôn giáo và từ chối tôn giáo khác”.
22 vị giáo phẩm lãnh đạo tham gia kháng cáo đại diện cho các tín ngưỡng tôn giáo như: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Thiên Chúa giáo và đạo Sikh. Mỗi vị giáo phẩm lãnh đạo tôn giáo đóng góp một tuyên bố cá nhân cụ thể cho các mục đích của dự án này.
Ngài Jonathan Sacks, thầy cả thượng thẩm của công đoàn Do Thái Hiệp Nhất của Vương quốc Anh chia sẻ rằng: “Một trong những điều tuyệt vời đó là dành thời gian cùng những người hoàn toàn không giống nhau về cách nghĩ nhưng bạn lại khám phá ra điểm chung giữa họ, cùng nỗi sợ hãi, cùng hy vọng và những lo ngại tương tự”.
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |