Chi tiết tin tức

Hoa Kỳ: Hội nghị Thượng đỉnh GCAS tại thành phố San Francisco

21:43:00 - 16/09/2018
(PGNĐ) -  Theo thỏa thuận chung Paris thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCO, 2015-2020) và Hội nghị Thượng đỉnh về hành động chống biến đổi khí hậu toàn cầu (GCAS) đang diễn ra tại thành phố San Francisco, bang Califonia, Hoa Kỳ từ các ngày 12 - 14/09/2018, kỷ niệm một số thành tựu của các quốc gia, công ty và công dân liên quan đến hành động chống biến đổi khí hậu.
 

Các nhà lãnh đạo tôn giáo tham gia cuộc biểu tình "Rise for Climate" tại thành phố San Francisco, bang Califonia, Hoa Kỳ, trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh về hành động chống biến đổi khí hậu toàn cầu (GCAS). 

 

Theo báo cáo “Tầm nhìn 2020” đưa ra tại hội nghị, nhu cầu về than và dầu khí đang giảm dần do các nguồn năng lượng tái tạo ngày càng ít tốn kém nhờ sự phát triển của công nghệ. Đây cũng là động lực tích cực giúp chính phủ các quốc gia ban hành nhiều chính sách về việc cắt giảm khí thải nhà kính, giảm ô nhiễm không khí và ngăn chặn biến đổi khí hậu. Báo cáo ước tính nhu cầu năng lượng thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 1-15%, còn điện mặt trời và điện gió sẽ tăng 15-20% hằng năm. Trong khi đó, nhu cầu năng lượng hóa thạch đạt đỉnh điểm vào năm 2023 trước khi bắt đầu sụt giảm.

 Ảnh: Thống đốc tiểu bang Califonia, điều hành chương trình Hội nghị. 

GCAS được tổ chức bởi chính khách Dân chủ Hoa Kỳ, Thống đốc thứ 39 đương nhiệm tiểu bang Califonia, ngài Jerry Brown; cùng nhiều nhà lãnh đạo chính trị, kinh tế và xã hội từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm đại diện của các cơ quan quốc tế như Liên Hợp Quốc. Đây là Hội nghị Thượng đỉnh về hành động chống biến đổi khí hậu toàn cầu (GCAS) đầu tiên, tập trung vào các hành động và hy vọng của các doanh nghiệp, thành phố, tiểu bang và công dân trên toàn thế giới. Sự kiện này bao gồm các kế hoạch hành động chống biến đổi khí hậu, hội thảo, các chuyến tham quan, triển lãm và các sự kiện đặc biệt khác; được phát trực tuyến trên phương tiện truyền thông xã hội, cho phép mọi người từ khắp nơi trên thế giới tham gia.

 

Hội nghị bắt đầu với Đại hội đồng, trong đó Chính phủ tiểu bang và khu vực trình bày tiến độ họ đã đạt được và trình bày các kế hoạch với hy vọng sẽ đưa thỏa thuận chung Paris (UNFCCO, 2015-2020) thành hiện thực.

 

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu trước một hội nghị tại trụ sở LHQ ở New York: “Biến đổi khí hậu là vấn đề xác định thời đại của chúng ta và chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng. Các nhà khoa học đã nói với chúng tôi về vấn đề này trong nhiều thập kỷ nhưng nhiều nhà lãnh đạo đã từ chối lắng nghe. Nếu chúng ta không thay đổi vào năm 2020, chúng ta sẽ phải đối diện với sự biến đổi khí hậu nặng nề”. (The New York Times)

Đại diện các cộng đồng Phật giáo tại cuộc biểu tình. Ảnh: facebook.com

Vào ngày 08/09/2018, trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh về hành động chống biến đổi khí hậu toàn cầu (GCAS), hàng vạn người đã xuống đường biểu tình trên đường phố San Fancisco để yêu cầu hành động khẩn cấp, giải quyết cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu. Đây là cuộc diễu hành chống biến đổi khí hậu lớn nhất từ trước đến nay trên bờ biển phía Tây của Hoa Kỳ. Nhiều nhóm tôn giáo, nhà lãnh đạo tâm linh tham gia vào cuộc biểu tình, trong đó có 300 phật tử từ 15 cộng đồng Phật giáo. 

 

Cuộc diễu hành bắt đầu với một buổi thiền định do các vị tăng sĩ Phật giáo từ Trung tâm Thiền tông Green Gulch dẫn đầu. Vào ngày 13/09/2018, các cộng đồng đa tín ngưỡng đã tổ chức một buổi gặp mặt trực tiếp tại nhà thờ Episcopal Grace, thành phố  San Francisco, trong đó có một thông điệp từ đức Đạt Lai Lạt Ma.

 

“Truyền thống Phật giáo và chánh niệm dạy cho chúng ta sức mạnh chuyển hóa vượt qua khó khăn, thậm chí là khó khăn lớn như biến đổi khí hậu toàn cầu, đồng thời sáng lập tăng thân On Earth Sangha (một tổ chức phi chính phủ dựa vào Phật giáo, hỗ trợ "thức tỉnh và ứng phó với biến đổi khí hậu và các mối đe dọa khác đối với ngôi nhà chung thông qua giáo dục, sống bền vững và vận động"), nữ Cư sĩ Kristin Barker nói rằng: “Khi chúng ta nhìn nhận kỹ, chúng ta thấy rằng biến đổi khí hậu phát sinh từ việc suy nghĩ bản thân tách rời khỏi mạng sống”. (Lion’s Roar Buddhist Wisdom for Our Times)

 

Ngoài cuộc diễu hành, còn có nhiều hoạt động phản đối khác trong tuần hội nghị, nhằm thu hút sự chú ý đến việc ô nhiễm không khí và bất bình đẳng xã hội ở tiểu bang California: “Biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế, khủng hoảng nhà ở, tăng tội phạm, tấn công các cộng đồng nhập cư – tất cả những thách thức này đều do phá giá hệ thống của cuộc sống của người da màu và chọn đặt lợi nhuận lên trên con người và hành tinh”. Nữ Luật sư Gladys Limon, Giám đốc Điều hành Liên minh Công Lý Môi trường tiểu bang Califnia (CEJA) nói: “Chúng ta lên tiếng để chấm dứt ngành công nghiệp đang hủy diệt cuộc sống, từ công ty khai thác dầu lớn cho cho các công ty khí đốt tự nhiên, đang cản trở tiến bộ hướng tới một xã hội lành mạnh, bền vững”. (The Guardian)

 

Hội nghị Thượng đỉnh về hành động chống biến đổi khí hậu toàn cầu (GCAS), sẽ được tiếp nối bởi vòng đàm phán khí hậu Liên Hợp Quốc tiếp theo tại thành phố Katowice, Ba Lan, nơi dự đoán chính thức đầu tiên về tiến độ toàn cầu sẽ được thực hiện.

 

Vân Tuyền (Nguồn: Global Climate Action Summit)

 

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin