Chi tiết tin tức

Hội thảo nghiên cứu học thuật Phật giáo 2015 tại Bắc Kinh

16:55:00 - 04/12/2015
(PGNĐ) -  Phật giáo Bắc Kinh online đưa tin ngày 29/11/2105 đã diễn ra buổi Khai mạc “Hội thảo nghiên cứu học thuật Phật giáo 2015” tại Bắc Kinh do Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo Bắc Kinh, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Đại học Thanh Hoa (清華大學) đồng tổ chức.

Tiên sinh Lý Thắng Dũng, Phó Cục trưởng Ban tôn giáo chính phủ, Tiên sinh Trần Diên Báo, Cục trưởng tôn giáo dân tộc Bắc Kinh, Lạt Ma Hồ Tuyết Phong, Phương trượng trụ trì Ung Hòa cung (雍和宫- Yonghegong Lama Temple), Giám đốc Viện nghiên cứu văn hóa Phật giáo Bắc Kinh, Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Bắc Kinh Phó Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Pháp sư Di Học, Phương trượng trụ trì Quảng Hóa Tự, Bắc Kinh, Tiên sinh Hồ Thiệu Giai, Tổng Biên tập Tạp chí “Nghiên cứu tôn giáo Trung Quốc”, Giáo sư Hoàng Hạ Niên, chủ biên "Văn hóa tôn giáo thế giới", kiêm bộ trưởng Tạp chí "Nghiên cứu tôn giáo thế giới", Sở nghiên cứu tôn giáo thế giới Viện khoa học xã hội Trung Quốc, Tiên sinh Hầu Khôn Hoành, cựu Quốc sử quán toàn tu Đài Loan, Giáo sư Hà Kiến dân, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Giáo sư Chu Tề, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cư sĩ Lưu Yến Mai, Tổng Thư ký kiêm Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Bắc Kinh, các chuyên gia khoa học xã hội, nhân sĩ trí thức trong ngoài nước đến tham dự lễ khai mạc. 

 

Buổi lễ khai mạc do Pháp sư Thánh Khải, Phó Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu văn hóa Phật giáo Bắc Kinh, Phó Chủ nhiệm Khoa Triết học Đại học Thanh hoa chủ trì.

Sau Diễn văn lễ khai mạc, các bài phát biểu của các vị Lạt Ma Hồ Tuyết Phong, Phương trượng trụ trì Ung Hòa cung (雍和宫- Yonghegong Lama Temple), Giám đốc Viện nghiên cứu văn hóa Phật giáo Bắc Kinh, Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Bắc Kinh Phó chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Pháp sư Di Học, Phương trượng trụ trì Quảng Hóa Tự, Bắc Kinh, Giáo sư Hoàng Hạ Niên, chủ biên "Văn hóa tôn giáo thế giới", kiêm bộ trưởng Tạp chí "Nghiên cứu tôn giáo thế giới", Sở nghiên cứu tôn giáo thế giới Viện khoa học xã hội Trung Quốc, Tiên sinh Lý Thắng Dũng, Phó Cục trưởng Ban tôn giáo chính phủ Trung Quốc.

 

Lạt Ma Hồ Tuyết Phong phát biểu rằng: “Nghiên cứu Phật hiện đại gần đây, chúng ta phải nghiêm túc nghiên cứu Quốc dân và Phật giáo, bởi ngày nay Phật giáo với dân tộc cùng tương quan. 

Từ một xã hội Phong kiến chuyển chuyển hướng xã hội chủ nghĩa, là một giai đoạn trãi bao thăng trầm của thế cuộc. Cuối đời nhà Thanh, tình hình Phật giáo suy đồi, bắt đầu nhân tài kiệt xuất đứng lên hiệu triệu cỗ vũ phong trào chấn hưng Phật giáo, qua Tam Phật chủ nghĩa (*) đã tác động ảnh hưởng đến dân tộc Trung Quốc trong việc chỉnh đốn Phong hóa đạo đức nhân tâm xã hội, Chính pháp Phật giáo được lan tỏa đối với Quốc dân, cải cách phát triển giữa truyền thống và hiện đại, giáo dục, học thuật, truyền bá văn hóa, kinh tế, từ thiện xã hội và nhiều cống hiến khác. 

 

Vì vậy, các phương diện của Phật giáo ngày nay là một mối quan hệ trực tiếp giữa Phật giáo với Quốc dân bất khả phân ly, có thể nói rằng hiện tại Phật giáo đang tác động ảnh hưởng rất lớn đối với Quốc dân Trung Quốc. 

Ai cũng biết lịch sử xưa đến nay, đã trãi biết bao thăng trầm, thế cuộc hưng vong, do đó việc nghiên cứu Quốc dân và Phật giáo là một công tác quan trọng, với hiện tại và tương lai trong sự phát triển toàn diện có ý nghĩa tham khảo lịch sử Phật giáo Bắc Kinh nói riêng và Phật giáo Trung Quốc nói chung. . .”.

Phát biểu của mình, Pháp sư Di học chia sẻ rằng: “ Quảng Hóa Tự (廣化寺) tại Bắc Kinh lâu nay được sự hỗ trợ của lãnh đạo chính quyền các cấp, đặc biệt Ngài Lạt Ma Hồ Tuyết Phong rất quan tâm chia sẻ các Phật sự, mô thức “Nhất thể lưỡng dực”, chủ thể Hoằng pháp Quảng Hóa Tự, Viện nghiên cứu Văn hóa Phật giáo Bắc Kinh, Thư viện Thập Sát hải. Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo Bắc Kinh cùng với Đạo tràng Quảng Hóa Tự cùng chia sẻ hoạt động Phật sự, chủ yếu Truyền thừa, Hoằng dương Phật pháp làm sự nghiệp, tất cả vì “Chính pháp cửu trụ, Quảng độ chúng sinh-正法久住,廣度眾生” đó là lý tưởng tuyệt vời, kiên trì  Dĩ pháp vi y, Sư đạo trang nghiêm “以法為依,師道莊嚴”, thật tiển Giáo dục tu học, nghiên cứu Hoằng pháp, Văn hóa xuất bản “教育修学,研究 弘法,文化出版” tam đại sự nghiệp này là tác dụng, là sự tác động, niềm hy vọng tương lai Phật giáo Bắc Kinh  phát triển toàn diện.

 

Đạo tràng Quảng Hóa Tự là mô thức “Nhất thể lưỡng dực”, lấy “Chính pháp  cửu trụ” làm mục đích căn bản, Tăng đoàn Hoằng pháp làm hạch tâm, tất cả Giáo dục tu học, Học thuật nghiên cứu đều là sự nghiệp Hoằng pháp, môi trường đào tạo Tăng tài, niềm hy vọng tương lai của Phật giáo đồ có thêm nhiều Sứ giả Như Lai trên lộ trình hành Bồ tát đạo cứu độ chúng sinh. 

Trong sự nghiệp Tăng đoàn Hoằng pháp, nhu yếu phải có Hộ pháp nghĩa công đoàn đội, chúng ta triển khai giáo dục cư sĩ, đề xướng thứ đệ tu học, bồi dưỡng kiến thức Phật học, tu dưỡng thân tâm, kiện toàn tổ chức lực lượng, xứng đáng lực lượng chuyên nghiệp Hộ pháp nghĩa công đoàn đội. Đạo tràng với mục đích Hoằng pháp, Tăng đoàn là hạch tâm, Nghĩa công làm Ngoại hộ, hình thành Đạo tràng Quảng Hóa Tự “Nhất thể lưỡng dực” là mô thức căn bản”.

Giáo sư Hoàng Hạ Niên phát biểu rằng: “Viện Nghiên cứu Phật giáo Bắc kinh được thành lập nhiều thập kỷ, tôi như một nhân chứng và người tham gia, chứng kiến hóa trình hình thành, phát triển của Viện. Pháp sư Di Học có tầm nhìn chiến lược, là người xuất gia say mê trong nghiên cứu học thuật, thâm tình sâu sắc với truyền thống Quốc học, trường kỳ nghiên cứu Quốc học, kiến thức uyên bác, luôn quan tâm đến đến sự phát triển Quốc học, Phương trượng Trụ trì Quảng Hóa Tự đã trở thành nhà Giáo dục truyền bá Quốc học Phật giáo là nét đặc thù, sự cống hiến của Pháp sư. 

Hơn 30 năm cải cách và mở cửa, Phật giáo Trung Quốc cùng hòa nhịp để khôi phục và phát triển Nam Bắc kinh lưỡng đại phái biệt, hiện phía Bắc có Trung tâm Nghiên cứu Phật học tại Bắc Kinh, nơi tụ tập những tài năng của Phật giáo, dẫn đến việc Nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc, là lực lượng nghiên cứu quan trọng của Phật giáo. 

Viện Nghiên cứu Phật giáo Bắc Kinh dựa trên những lợi thế Địa lý và Văn hóa độc đáo, sự đắc dụng của tầng lớp trí thức học giả, hiền nhân trí tuệ, nơi hội đủ điều kiện để cung cấp cho các học giả chuyên học thuật nghiên cứu, Học viện Phật giáo Bắc Kinh có rất nhiều Đơn vị nghiên cứu Phật giáo, hiện đại mang tính cộng đồng, thành tích được đánh giá đáng kể, các giới nhân sĩ trí thức xã hội tán dương, Phật giáo có tác động ảnh hưởng lớn đến giới học thuật nghiên cứu.

Tiên sinh Lý Thắng Dũng, Phó Cục trưởng Ban tôn giáo chính phủ phát biểu: “Chủ  đề Hội thảo hôm nay, nội hàm phong phú, nội dung đa dạng. Quá trình nội dung Nghiên cứu Hội thảo, là một quá trình truyền thừa, qua thăm dò, hy vọng  rằng thông qua Hội thảo, tập trung suy tư, nghiên cứu chuyên sâu, khai thác, chỉnh lý nội dung Văn hóa Phật giáo, hướng đến tích cực ưu tú, tiếp tục truyền năng lượng cảm hứng, với truyền thống Văn hóa tuyệt vời  của chúng ta, để tăng cường thật lực của nền văn hóa là sức mạnh ảnh hưởng đến tích cực cho xã hội quốc gia”. 

Quốc Dân Trung Quốc là một giai đoạn  chuyển tiếp quan trọng, giai đoạn này tự phản ảnh và Phật giáo cách tân trực tiếp ảnh hưởng sâu sắc. Mặc dù hiện tại Quốc Dân Trung Quốc không ít Nghiên cứu Phật giáo, hiện nghiên cứu các độ sâu Luận đề, và một số vấn đề cụ thể vẫn còn thiếu, toàn bộ kết quả nghiên cứu từ hệ thống Quốc dân Phật giáo Bắc Kinh, bức tranh tổng thể của Phật giáo Bắc Kinh còn đang thiếu kiến thức chuyên sâu. Đây là lý do tổ chức  “Hội thảo nghiên cứu học thuật Phật giáo 2015”, hy vọng thông qua Hội thảo sẽ tiếp tục thúc đẩy việc giao lưu nghiên cứu Phật giáo Quốc dân, thâm nhập khảo sát cơ cấu tổ chức, hệ tư tưởng, nhân vật đại biểu, soạn thuật, tình huống cải cách Phật giáo tại Bắc Kinh.

Các đại biểu tham gia Hội thảo gồm các nhà học giả nghiên cứu, chư tôn đức Tăng già và các tổ chức Cơ sở như Đại học Thuận Thiên Hương, Hàn Quốc, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Đại học Thanh Hoa, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Đại học Sư phạm Hoa Đông Thượng Hải, Tiền Đài Loan Quốc sử Quán, Đại học Trung văn Hồng Kông, Học viện Sư phạm Ninh Hạ, Đại học Sư phạm Phúc Kiến, Đại học Hà Nam, Học viện Sư phạm An Dương, Học viện Hành chính Thẩm Quyến, Viện Nghiên cứu Dân tộc Hắc Long Giang, Viện Nghiên cứu văn hóa Phật giáo Bắc kinh, chư vị học giả, chuyên gia học thuật, chư tôn đức Tăng già Phật giáo với thái độ tư tưởng học thuật nghiêm túc,  linh hoạt. 

Hội thảo với các phương diện nghiên cứu khác nhau được chia thành các chủ đề: “Suy nghĩ phản ảnh sự cách tân Phật giáo Trung Quốc”, “Tổ chức xã đoàn Phật giáo Bắc Kinh, Trung Quốc”, “Phật giáo Bắc Kinh, Hán tạng Trung Quốc”, “Phật giáo Bắc Kinh và Văn hiến Trung Quốc” bốn chủ đề trao đổi chuyên sâu thảo luận các khía cạnh Tổ chức cải cách Phật giáo Bắc Kinh,  Tư tưởng, Học thuật, Văn hóa giáo dục đã mang lại kết quả tốt đẹp.

Pháp sư Định Minh, Chủ nhiệm văn phòng Viện Nghiên cứu văn hóa Phật giáo Bắc Kinh Chủ trì Bế mạc Hội thảo, Giáo sư Chu Tề, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc phát biểu tổng kết rằng: “Hội thảo Nghiên cứu Phật giáo Bắc Kinh” tổng cộng 17 Tham luận quan trọng, với ba thế hệ những đại biểu tham dự Hội thảo, tham luận bao gồm nhiều lĩnh vực trọng yếu trong nghiên cứu Phật giáo Bắc Kinh. 

Các phản ảnh nghiên cứu lịch sử, hôm nay chúng ta khó quyết trạch phương hướng. Từ lúc thành lập Viện Nghiên cứu Phật giáo Bắc Kinh cho thời đại Phật giáo Trung Quốc  ngày nay, hy vọng Viện Nghiên cứu Phật giáo Bắc Kinh tiếp tục kiên trì sự nghiệp nghiên cứu, bản thân kiên trì trong sự duy trì và phát triển.

Phiên Bế mạc Hội thảo, Pháp sư Thánh Khải phát biểu: “Viện Nghiên cứu Phật giáo Bắc Kinh có trụ sở tại Thủ đô Bắc Kinh, lãnh đạo tôn giáo chính phủ Bắc Kinh quan tâm, Lạt Ma Hồ Tuyết Phong, Pháp sư Di Học trực tiếp  chỉ đạo, trong những năm qua chúng tôi kiên trì triển khai các giai đoạn phát triển của Viện Nghiên cứu Phật giáo Bắc Kinh trong các lĩnh vực Nghiên cứu, Giáo dục Tu học, Văn hóa và Xuất bản. 

Trong Nghiên cứu học thuật, Viện Nghiên cứu Phật giáo chúng tôi nghiên cứu phương diện tín ngưỡng đến học thuật, vấn đề học thuật rất tối quan trọng, học thuật liên quan đến đời sống con người, sinh hoạt xã hội hiện tại và tương lai. 

Đặc biệt cảm ơn trong nhiều năm, các học giả, chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới về chia sẻ với Hội thảo, vì vậy mà sự nghiệp Nghiên cứu Khoa học của chúng tôi đã đạt được những kết quả nhất định, những công trình Nghiên cứu Khoa học được công bố,  hàng loạt sách được xuất bản phát hành rộng khắp. Ngoài ra chúng tôi áp dụng các hạng mục Khoa học Xã hội tập trung vào Bắc Kinh, và soạn thành 03 tập “Bắc Kinh Phật giáo Thông sử” sẽ Xuất bản vào năm 2018. Năm tới chúng tôi sẽ có kế hoạch tổ chức Hội thảo với nhiều chủ đề khác nhau, mong quý vị Đại biểu tiếp tục đến với chúng tôi. 

Trước khi dứt lời, một lần nữa, thay lời BTC Hội thảo, xin trân trọng kính tri ân và chúc quý Đại biểu thân tâm thường lạc, Vạn sự Cát tường như ý”. 

Thích Vân Phong (Nguồn: Fjnet)

Nguồn: phtagiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin