Chi tiết tin tức Myanmar: Kỷ niệm cách mạng áo Cà sa 2007 - 2017 21:01:00 - 20/09/2016
(PGNĐ) - Hàng trăm nghìn người, trong đó Chư tôn đức tăng già, và cư sĩ phật tử, cộng đồng dân Myanmar khắp nơi trên lãnh thổ vương quốc Phật giáo này đều cùng tổ chức một trong những sự kiện hào hùng của đầu thế kỷ 21, “Kỷ niệm lần thứ 9 – Cuộc cách mạng áo Cà sa 2007-2017”. Kỷ niệm cuộc nổi dậy từng bị tập đoàn quân sự đàn áp dã man đối với Chư tăng sĩ Phật giáo và đồng bào phật tử, bao nhiêu mạng người đã hy sinh tính mạng trong cuộc biểu tình bất bạo động này.
Một vị lãnh đạo Cuộc cách mạng áo Cà sa đã lên tiếng vào hôm Chủ nhật, 18/08/Bính Thân (18/09/2016), Ngài kêu gọi một “kế hoạch tổng thể” xóa đói giảm nghèo tại vương quốc Phật giáo Myanmar, trong một sự kiện đánh dấu kỷ niệm lần thứ 9 của cuộc tổng nổi dậy, được châm ngòi bởi những vấn đề tục hậu kinh tế của quốc dân dưới chế độ độc tài của quân phiệt.
Thượng tọa Pannya Vamsa nói rằng: “Bất kỳ chính phủ nào, dù độc tài hay chính quyền dân cử, tôi đã góp phần trong những cuộc biểu tình bất bạo động vào 9 năm về trước, cần có một kế hoạch như thế để giúp dân thoát khỏi sự cai trị độc tài và làm suy thoái kinh tế quốc dân.
Chín năm trước đây nếu không có cuộc tổng nổi dậy dưới sự phát động của Chư tôn đức tăng già Phật giáo, đấu tranh bất bạo động, xuống đường biểu tình bất bạo động để dành quyền lợi ích cho quốc dân thì tiến trình phát triển đất nước lùi lại bán khai và nguy cơ tụt hậu lỗi thời”.
Sandar Thiri, một người trong ban tổ chức kêu gọi thúc đẩy hơn nữa sự phát triển nhân quyền và dân chủ hóa đất nước. Cuộc Cách mạng áo Cà sa phản ánh cuộc đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân. Trong đó sẽ bao gồm việc phóng thích những tù nhân chính trị đang còn trong ngục thất ở Myanmar.
Dịp “kỷ niệm lần thứ 9 – Cuộc cách mạng áo Cà sa 2007-2017” nhằm khuyến khích Phật giáo đồ theo con đường từ bi của đức Phật, tránh xa sự kích động, tuyên truyền chia rẽ, hận thù, phân biệt đối xử tôn giáo, chủng tộc.
Những thành viên của cộng đồng tôn giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo Myanmar cùng hài hòa trong buổi lễ vào ngày Chủ nhật, 18/09 tại thành phố Yangon, trong đó bao gồm một cuộc diễu hành từ chùa Vàng (Shwedgon Pagoda), nơi diễn ra buổi cầu nguyện cho hòa bình.
Buổi lễ kỷ niệm được các vị tăng sĩ Phật giáo từng bị tù đày nằm trong tổ chức. Họ bị giam cầm vì đã tham gia các cuộc biểu tình diễn ra vào tháng 09/2007, thu hút hàng trăm ngàn người tham gia.
“Cuộc cách mạng áo Cà sa” do Chư tôn đức tăng già Phật giáo tiến hành nhằm phản đối việc chính phủ đột ngột tăng cao giá hàng hóa làm cho đời sống người dân khốn đốn. Đây là một thách thức đối với nhà cầm quyền sau cuộc nổi dậy đòi dân chủ năm 1988. Cả hai phong trào phản kháng trên đây đều bị thẳng tay đàn áp.
Một cuộc đàn áp bạo lực vào tháng cuối cùng dập tắt cuộc nổi loạn, với hơn 100 người thiệt mạng. Con số chính thức của chính phủ vào thời điểm đó đưa nạn nhân đếm thấp hơn nhiều.
Trong vòng 20 năm dưới sự cầm quyền của quân phiệt Myanmar, hơn 2 triệu người Trung Quốc vào sống tại Myanmar. Trung Quốc vào Myanmar vì lợi nhuận kinh tế và dĩ nhiên, chuyện môi sinh ở Myanmar chẳng phải là điều Trung Quốc quan tâm đến. Trung Quốc dùng quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc trong việc tìm một giải pháp thoả đáng cho dân tộc Myanmar. Điều này làm cho người dân Myanmar lẫn những người trong quân phiệt Myanmar vô cùng bất mãn bởi họ mất cơ hội để ngồi lại nhằm tìm một giải pháp tốt đẹp cho dân tộc Myanmar.
Một thí dụ điển hình là nhà máy Thủy điện Myitsone tổng cộng số vốn là 3.6 tỷ gồm có phần hùn của Trung Quốc và Myanmar. Tuy nhiên, 90% điện sản xuất từ nhà máy này sẽ đưa qua bên Trung Quốc. Ảnh hưởng của môi sinh không làm cho Trung Quốc lo lắng bởi không phải là đất nước của họ. Dự án này đã xóa bỏ sau khi tân chính phủ của Myanmar cũng như dân Myanmar thấy sự vô lý là 90% điện phải đưa qua Trung Quốc.
Phải chăng giới quân phiệt Myanmar thấy rằng nhận sự giúp đỡ của Trung Quốc là giống như chơi với lửa và sẽ bị cháy bất cứ lúc nào? Điều này có lẽ đúng bởi vì thế mà nhà quân phiệt Myanmar chấp nhận thay đổi chính sách từ độc tài sang dân chủ để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
Dĩ nhiên nền dân chủ hiện giờ của Myanmar vẫn chưa đúng nghĩa của nền dân chủ thực sự nhưng trong tương lai, với áp lực của nền tự do dân chủ chớm nở này, Myanmar sẽ có một chính quyền thực sự đúng nghĩa với câu “vì dân, do dân và của dân” dưới sự lèo lái con thuyền dân tộc của cố vấn chính phủ Myanmar, nữ Cư sĩ Daw Aung San Suu Kyi.
Vân Tuyền (Nguồn: Burma Campaign Uk)
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |