Chi tiết tin tức

Nga: Kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Tu viện Datsan Gunzechoinei ở St. Petersburg

13:53:00 - 13/10/2015
(PGNĐ) -  Hôm thứ Sáu, 09/10/2015 đã diễn ra buổi Lễ Kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Tu tu viện Datsan Gunzechoinei ở Thành phố Petersburg, Nga. Đến Chứng minh và tham dự lễ có sự hiện diện của Hòa thượng Telo Tulku Rinpoche, Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Cộng hòa Kalmykia (thuộc Liên bang Nga), cùng chư tôn thiền đức đại diện một số nước cộng hòa thuộc Liên bang Nga theo truyền thống Phật giáo như Cộng hòa Kalmykia, Cộng hòa Buryat, Transbaikalia và Cộng hòa Tyva Tuva.

Trong tổ chức các sự kiện để đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày  ngày thành lập Tu tu viện Datsan Gunzechoinei, đã triển lãm hơn 230 hiện vật từ Bảo tàng hàng đầu của St. Petersburg và giới thiệu các bộ Sưu tập tư nhân. Là một phần của cuộc triển lãm trong đó có Madala cát Quán Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara). Bên trong Tu viện, Lễ đài treo biểu tượng Kalachakra (Thời luân-Tam luân) và Four The Guardian Kings (Tứ Đại Thiên Vương).

Tu viện Datsan Gunzechoinei là một ngôi Đại Già lam ở Saint Petersburg, Nga. Một Tự viện Phật giáo ở cực Bắc của nước Nga.

 Em ruột của Nga Hoàng Nicholas II là hoàng thân Ukhtomsky cũng là một nhà nghiên cứu Phật Học và Ðông Phương học nổi tiếng. Vị hoàng đệ này đã ủng hộ và thuyết phục Nga Hoàng về việc cho phép xây dựng ngôi Tu viện Datsan Gunzechoinei ở thành phố Petersburg, Nga vào năm 1908. Ðức Ðạt Lai La Ma thứ 13 cũng cúng dâng nhiều công đức về tịnh tài và pháp cụ cho ngôi chùa đầu tiên ở quốc gia này. 

Tuy nhiên Giáo hội Chính thống Nga (Русская Православная Церковь) đã mạnh mẽ vận động chống lại sự xây dựng ngôi Tự viện Phật giáo này. Nhưng do sự kiên định quyết tâm của Hoàng gia, bổn đạo Phật tử để vượt qua những cản lực gian khó, công trình tiếp tục thi công vào ngày 21/02/1913, và công trình hoàn thiện vào năm 1915.

Ngày 9/06/1914, tổ chức lễ cung nghinh 2 tôn tượng Phật, vua Rama VI của Siam (Thái Lan) cung tiến một tôn tượng Phật Thích Ca (tượng ngồi) bằng đồng mạ vàng, và Hội đồng người Nga ở Bangkok hỷ cúng một tôn tượng Phật Di Lặc (tượng đứng),

Ngày 10/08/1915 Khánh thành Tu viện Datsan Gunzechoinei.

 Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 (Thubten Gyatso) viên tịch vào ngày 17/012/1933 và tổ chức Tang lễ tại Tu viện Datsan Gunzechoinei.

 Cuộc biến loạn tháng 10 năm 1917 do những người Cộng Sản vô thần cực đoan chủ xướng tàn phá tất cả các cơ sở tôn giáo, trong đó Phật Giáo cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng cuộc bạo động lật đỗ chế độ Quân chủ ở Nga vào năm 1917 đã làm thay đổi tất cả chỉ trong vài năm, chế độ sắt máu cuả Lenin rồi Stalin đã hủy diệt tất cả các Tự viện Phật giáo. Cưỡng chế tất cả những vị Tăng, Ni nào trái lệnh không chịu hoàn tục vào năm 1939, Phật Giáo và các tôn giáo khác hầu như mất hẳn ở nước Nga.

Ðến cuối thập niên 1960 thì nhà cầm quyền trở nên lưu ý vì nhận thấy nhiều nhà trí thức ở khắp nơi đang quy tụ quanh nhà Phật Học nổi danh là cư sĩ Bidya Dandaron. Mật vụ KGB đã chụp bắt và lên án tù chung thân vị cư sĩ này trong trại lao động khổ sai chỉ vì tội danh duy nhất là: "Truyền bá Phật Giáo". Hội Ân Xá Quốc Tế đã can thiệp nhiều lần, yêu cầu chính quyền Cộng Sản Liên Xô phóng thích vị cư sĩ này. Tiến sĩ Andrei Sakharov - người được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1975 – cũng tích cực can thiệp để trả tự do cho cư sĩ Bidya Dandaron.

 Nhưng tất cả đều thất vọng và vị Bồ Tát Hoá Thân này đã tử đạo trong trại lao động khổ sai, trong khi một chân đã bị đánh gẫy vì những lần tra tấn dã man mà vẫn phải bò lết (vì đi không được) lao động. Sự hà khắc này làm xúc động nhiều người. Nhưng những Phật Tử trung kiên phần lớn là học trò cuả vị cư sĩ này vẫn tiếp tục tu học Phật Pháp một cách kín đáo và nhiệt thành trước sự đàn áp của những người Cộng Sản vô thần cực đoan. Sau này các Phật Tử người Nga đã kể lại những chuyện tu học thầm kín đó như sau: "Khi tham dự một hoạt động Phật sự nào như Thiền, tụng niệm, thuyết pháp, đọc kinh sách, báo Phật Giáo v.v...ở một nơi nào đó. Các Phật Tử thường không đến thẳng nơi đó mà hẹn ở một trạm xe điện chẳng hạn.

 Cuối thập niên 1980, chế độ đã hoàn toàn sụp đổ ở nước Nga và các nước ở Ðông Âu nên đã có nhiều chuyển đổi thuận lợi cho Phật Giáo có cơ hội phục hồi lại như xưa ở nước Nga. Thành phố Petersburg có truyền thống nghiên cứu và sưu khảo về Phật Giáo, các học giả trong quá khứ đã giảng giải những cổ ngữ và kinh sách Phật Giáo. Truyền thống này lại được tiếp tục bởi các nhà nghiên cứu và sưu khảo ngày nay. Phật Giáo là một sinh lực linh động ở vùng đông Siberia thuộc nước Cộng Hòa Phật Giáo Buryatia. Những vùng khác như Chita, Irkutsk đã có những cơ sở lớn nhất của các Phật Tử Nga để tu học.

Vào tháng 6-1990, tại một buổi lễ ở chùa Ivolginsky Datsan trụ sở của các Phật Tử Nga, các vị Tăng, Ni và cư sĩ Phật Tử Á Châu đã tham dự phiên họp Hội Ðồng Chấp Hành Thế Giới về Ðại Hội Hòa Bình Phật Giáo Á Châu, một tổ chức cổ vũ hòa bình và hài hòa dựa trên những lời dạy của Ðức Phật. Các nhà lãnh đạo và học giả Phật Giáo từ nhiều nước Á Châu tham dự hội nghị cũng kêu gọi sự nghiên cứu về di sản và văn hóa Phật Giáo có tính sử học. Các vị đại biểu Phật Giáo Nga trong Hội Ðồng Chấp Hành còn đề nghị thành lập Ủy ban văn hóa, truyền thống và di sản Phật Giáo nằm trong cơ cấu tổ chức Ðại Hội Hòa Bình Phật Giáo để củng cố sự đoàn kết giữa các Phật Tử Á Châu và các Phật Tử thế giới.

 Trong bầu không khí "Glasnot" tự do ở cuối thập niên 1980, và cuộc chuyển đổi ôn hòa từ Cộng Sản sang Dân chủ của ông Mikhail Gorbachev và ông Boris Yelsin, người dân Nga đã được hưởng đầy đủ các quyền Tự do, trong đó có quyền Tự do Tín ngưỡng. Do đó, Phật Giáo đang sinh động và phục hồi trên khắp nước Nga. Ðể tránh sự khó khăn và không an toàn của tình trạng bất hợp pháp, các đoàn thể Phật Giáo trên khắp nước Nga phải đăng ký để được phép hoạt động. Trên lý thuyết không còn một trở ngại nào nghiêm trọng vì Phật Giáo và các tôn giáo ở nước Nga không còn bị coi như thành phần tranh chấp về chính trị như thời Cộng Sản vô thần cực đoan. Do đó rất nhiều tổ chức, hội đoàn Phật Giáo đã được thành lập và đăng ký sinh hoạt ở nhiều nơi trên nước Nga.

 Năm 1989, cộng đồng Phật giáo ở Saint Petersburg đã được chính thức công nhận.  Hòa thượng Kushok Bakula Rinpoche đón nhận tin vui và tổ chức các lễ hội Phật giáo bình thường.

 Thích Vân Phong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin