Chi tiết tin tức

Nhà sư kêu gọi ngăn chặn cuộc chiến khai thác gỗ trái phép tại Thái Lan

17:19:00 - 29/03/2018
(PGNĐ) -  Một lão Hòa thượng 76 tuổi ở Nakhon Pathom, một tỉnh miền Trung Đông Bắc Thái Lan, sống trong một ngôi chùa giữa rừng nguyên sinh có hơn một nghìn cây gỗ quý, cũng là một phần của dự án bảo tồn rừng hoàng gia Thái Lan, đã kêu gọi giúp đỡ trong cuộc chiến đơn độc của mình với Hiệp hội khai thác gỗ xuyên quốc gia đang đe dọa sự tồn tại của khu rừng.

Lão Hòa thượng Luang Pu Kittiphophon, phương trượng trụ trì Wat Pa Kham Sawang, ngôi chùa trong rừng thuộc huyện Si Sôngkhram, tỉnh Nakhon Pathom đã kiến nghị với chính quyền để kêu gọi bảo vệ khu bảo tồn rừng còn hơn 1.000 cây gỗ sưa (Dalbergia cochinchinensis) quý hiếm có độ tuổi từ 300 năm trở lên.

Ảnh: agriorbit.com

Lão Hòa thượng Luang Pu Kittiphophon cho biết, nhóm khai thác gỗ đã chặt gần 100 cây gỗ sưa quý hiếm trong năm vừa qua. Mặc dù khu rừng rộng 19 hecta là một phần của dự án bảo vệ rừng do Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn thực hiện.

 

Ngài đã bị gửi nhiều lời đe dọa do nỗ lực phản đối khai thác gỗ quý hiếm. Ngài kêu gọi Thống đốc tỉnh Nakhon Pathom, Somchai Witdamrong cần hành động và cho biết cảnh sát địa phương đã không phản hồi trước những nỗ lực của ngài trước đây để báo cáo vấn đề nghiêm trọng này tới cấp trên. 

Tôi luôn phải đối mặt với nhiều mối đe dọa, tuần trước, một người không rõ danh tính đã để lại một khẩu súng ngắn gần túp lều của tôi vào giữa đêm”, Lão Hòa thượng nói.

 

Trong một tuyên bố, Thống đốc tỉnh Nakhon Pathom, Somchai Witdamrong cho biết, các cuộc đàm phán về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng với cư dân địa phương đã được tổ chức. Người dân được khuyến khích hợp tác với chính quyền để chia sẻ thông tin về hoạt động bất hợp pháp này.

 Hình ảnh cho thấy quân đội Thái Lan và nhân viên kiểm lâm đang bán phá giá gỗ nội thất ở tỉnh Trat, Thái Lan vào tháng 01 năm 2017. Ảnh: bangkokpost.com

Do việc phá rừng tràn lan để khai thác gỗ lâm nghiệp, đặc biệt trong những năm 1970-1980, độ che phủ rừng của Thái Lan đã giảm từ 70% năm xuống còn 25% ngày nay, trong đó có 16-17% được xem là hoạt động lành mạnh.

 

Gỗ hồng xiêm đặc biệt đem lại thu nhập cao, nhất là ở thị trường Trung Quốc. Gỗ hồng xiêm là một loại gỗ cứng đặc biệt dày đặc và có nhiều dầu nhựa, thích hợp cho việc chạm khắc đồ mỹ nghệ gỗ nội thất và làm vật liệu xây dựng vì nó bền, chống côn trùng và có mùi thơm.

 

Năm 2000, Hoàng hậu của vua Bhumibol Adulyadej (Rama IX, 1927-2016) và là mẫu hậu của vua Vajiralongkorn (Rama X), nổi tiếng vì luôn tham gia với đức vua trong nhiều dự án phát triển xã hội, bảo tồn và phát triển bền vững, đã nhận xét: “Chúng ta không thể sống thiếu rừng xanh. Con người sẽ phải có mối quan hệ cộng sinh với rừng nguyên sinh. Khi người dân bảo vệ rừng, rừng sẽ bù đắp lại cho người dân. Mối quan hệ giữa người và rừng phụ thuộc lẫn nhau”. (Cơ quan Điều tra Tài nguyên Môi trường)

 Một cửa hàng mỹ nghệ ở Bắc Kinh, với các sản phẩm được sản xuất từ gỗ hồng xiêm ngoại Việt Nam. 
Ảnh: asiancorrespondent.com

Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng Thái Lan có nguy cơ mất tất cả rừng tự nhiên trong 50 năm nếu nạn phá rừng vẫn tiếp tục không được kiểm tra nghiêm ngặt. Trong khi đó, các nhà bảo tồn tài nguyên môi trường cảnh báo rằng, các cây gỗ quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng trong vòng 10 năm, nếu việc buôn bán bất hợp pháp không dừng lại.

 

Vân Tuyền (Nguồn: Bangkok Post)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin