Chi tiết tin tức

Phật giáo trong cộng đồng người Do Thái tại Hoa Kỳ

07:53:00 - 14/05/2020
(PGNĐ) -  Phật giáo được chú ý nhiều tại Hoa Kỳ và khu vực Tây bán cầu từ cuối thế kỷ XIX. Cũng trong thời gian này, người Do Thái tại Hoa Kỳ bắt đầu có sự quan tâm đặc biệt đến Phật giáo - khi nhận thức Phật giáo được giới thiệu và lan tỏa đến đất nước này bởi các chuyên gia châu Á. 

Đó là những ghi chép trong quyển American JewBu: Jews, Buddhists, and Religious Change do Đại học Princeton (New Jersey) phát hành năm 2019. Tiến sĩ Xã hội học Emily Sigalow, Đại học Brandeis (Massachusetts), tác giả của quyển sách, đã ghi lại những phát hiện thú vị về sự có mặt và ứng dụng của Phật giáo trong cộng đồng người Do Thái tại Hoa Kỳ.

 

1b.jpg
Sinh viên thực hành thiền trong thời cầu nguyện buổi sáng ở Chủng viện Romemu (New York), tháng 7-2019 - Ảnh: Ben Sales

 

“Nhiều người Do Thái trở thành những vị thầy hướng dẫn thực hành Phật giáo tại Hoa Kỳ. Phát hiện này khiến tôi ngạc nhiên nhưng đây là một phần của lịch sử”, chia sẻ của tác giả trên tờ The Times of Israel.

 

Cụ thể, nghiên cứu về dân tộc học do tác giả thực hiện tại Trung tâm Thiền nội quán Cambridge (Massachusetts) với 30% người tham gia trả lời phỏng vấn là người Do Thái, đến trung tâm để thực hành thiền, tham gia các khóa học về thiền Phật giáo.

 

Phật giáo bắt đầu hiện diện trong cộng đồng người Do Thái vào thập niên 60, 70 của thế kỷ XIX. Năm 1893, Charles T. Strauss, người Do Thái giàu có đầu tiên thực hành theo Phật giáo - được xem là sự kiện đánh dấu sự có mặt và phát triển của Phật giáo trong cộng đồng Do Thái Hoa Kỳ. Trong thời gian này, nhiều vị thầy Phật giáo châu Á đến Hoa Kỳ hoằng pháp, thu hút sự quan tâm và tham gia của cộng đồng; đồng thời nhiều sách về Phật giáo được xuất bản tại nước này. 

 

“Các sách và bài giảng về Phật giáo được người Do Thái trung lưu và giàu có tiếp cận, trên nền tảng triết học và sự thực tập của một nhân vật lịch sử có thật - đó là vị thái tử ở Nam Á tên Siddhartha Gautama đã từ bỏ thế giới vật chất và quyền lực hoàng gia để trở thành bậc Giác ngộ, đã đi vào lịch sử cách đây hơn 2.500 năm”. 

 

Đối với người Do Thái Hoa Kỳ, “Phật giáo không bị xem là sự đe dọa về phương diện sắc tộc” và “các lãnh đạo người Do Thái tiếp nhận Phật giáo không ở bản chất tôn giáo mà từ góc độ triết học của Phật giáo và sự thực hành mang lại lợi ích”. 

 

Theo đó, người Do Thái quan tâm đến đạo Phật thông qua thiền. Các chương trình Phật học ở khu vực Vịnh San Francisco (California) đã giới thiệu thiền tập đến người Do Thái. “Thiền tập là sự lôi cuốn tự nhiên người Do Thái đến với Phật giáo chứ không phải qua giáo dục”, tác giả chia sẻ trong quyển sách của mình.

 

1a.jpg
Thiền sư Zoketsu Norman Fischer trưởng thành trong một gia đình người Do Thái

 

Đặc biệt, một số người Do Thái hướng dẫn thiền Tứ niệm xứ nổi tiếng tại Hoa Kỳ như Joseph Goldstein, Jack Kornfield, Sharon Salzberg và Jacqueline Mandell-Schwartz. Một số khác thực hành theo truyền thống thiền của Nhật Bản như Norman Fischer, Bernard Glassman. Có thể nói, thiền giả Bernard Glassman là một trong những tiếng nói đưa Phật giáo thành tôn giáo nhập thế tại Hoa Kỳ, cũng là nhà hoạt động xã hội Phật giáo nổi tiếng. 

 

Sự thiền tập của người Do Thái kết hợp và pha trộn giữa các yếu tố thiền Phật giáo và nền tảng Do Thái giáo. Cụ thể, người hành thiền ngoài việc tĩnh tọa và tập trung vào hơi thở hay một bài kinh (chính yếu của hành thiền Phật giáo), một số người Do Thái đưa bài kinh Torah vào sự thực hành này. 

 

Cùng với sự phát triển của Phật giáo trong cộng đồng người Do Thái, cũng đã xuất hiện một số từ ngữ mới có liên quan - trong đó có từ “JewBu” (tạm dịch: người Do Thái có sự thực hành theo đạo Phật), được tác giả Sigalow đưa vào tựa đề quyển sách trên của mình.  


Ngoài ra, “Thế hệ trẻ Phật tử người Do Thái cảm thấy tự hào vì tên gọi JewBu. Điều này mang ý nghĩa nhất định với họ: là sự biểu đạt của chính trị, tôn giáo, sự linh hoạt và ứng xử tốt đẹp với môi trường. Cộng đồng Phật giáo luôn gắn với lối sống xanh, thân thiện với môi trường… Tất cả những điều này làm nên sự nhận diện đối với một JewBu”, Emily Sigalow cho biết.

 

Đăng Minh

(theo The Times of Israel)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin