Chi tiết tin tức

Thủ tướng Ấn Độ chiêm ngưỡng phiên bản bộ Đại tạng Kanjur PG Tây Tạng

22:49:00 - 03/06/2017
(PGNĐ) -  Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ thứ 15 Shri Narendra Modi đã chiêm ngưỡng hơn 100 tập Phiên bản bộ Đại tạng Kanjur Phật giáo Tây Tạng bởi Nhà tài trợ Jampa, Buda Balzheivich Badmayev.
 

Phiên bản bộ Đại tạng Kanjur Phật giáo Tây Tạng, Urga (nay là Ulaanbaatar, thủ đô Mông Cổ) đã không được biết cho đến năm 1955 khi Giáo sư Raghu Vira mang đến Ấn Độ tập hợp đầy đủ của nó là 104 tập với một khối lượng các danh mục. Nó đã được Thủ tướng Chính phủ Mông Cổ trình bày với tư cách là một loại hiếm có trong thư mục.

 

Bộ đại tạng Kanjur được tu chỉnh và trùng khắc từ những năm đến 1920 dưới sự bảo trợ của Jibcundampa cuối cùng của Mông Cổ. Nó được so sánh đối chiếu với hai phiên bản từ Trung Quốc. Việc tu chỉnh trùng khắc cho biết kích thước của nó (35x25cm) nhỏ hơn so với các phiên bản.

 

Sau Pháp nạn, Trung Quốc cưỡng chiếm Tây Tạng cuối thập niên 50 giữa thế kỷ 20, sau khi vượt biên đến Ấn Độ và được cho một khu đất hoang tàn nay được biết đến là Dharamsala, Phật giáo Tây Tạng đã biết lấy tịnh chế động, biết âm thầm đào luyện tăng tài trong vòng thập niên 60: những người có thế trí biện thông, biện tài vô ngại, thì chuyên luyện về thuyết giảng (thiệp thế tăng), những vị muốn nghiên cứu hay dịch kinh thì có nơi để ngồi yên mà viết lách dịch kinh thuật (giáo huấn tăng) – hiện nay 2 bộ đại tạng Kanjur và Tanjur của Tây Tạng đã được phiên dịch toàn bộ sang Anh văn, hơn 20 năm qua. 

Nhưng có một số có lẽ cũng không ít công đức tăng, vô danh, đang lặng lẽ thiền định trong những nơi hoang vắng, trên đỉnh Tuyết Sơn, trong những chùa làng đèo heo hút gió, để làm nòng cốt thực chất cho những thiệp thế tăng ngoài kia. Những thiệp thế tăng thành công một phần nhờ vào tri thức căn bản về Phật học, nhờ biện tài vô ngại, nhưng phần lớn là nhờ vào đạo đức trang nghiêm, hành trì cẩn mật, nhờ chất lượng nòng cốt từ những công đức tăng kia. Số lượng phật tử bên ngoài Tây Tạng quá ít, tăng đoàn chỉ nhắm đến người Tây phương và đã thành công có thể nói là rực rỡ, qua hình ảnh của một đức Đạt Lai Lạt Ma, được trọng vọng như một giáo hoàng của Phật giáo toàn cầu, ngoài điều mà ngài đã được xưng danh là đức Phật sống.

 

Vân Tuyền (Nguồn: The Times of India)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin