Chi tiết tin tức Trung Quốc: Khánh thành Bảo tháp A Dục Vương sau 8 năm trùng tu 10:15:00 - 19/09/2015
(PGNĐ) - Một Bảo tháp hai nghìn tuổi bị phế tích được xây dựng bởi vị Minh quân Thánh triết phật tử A Dục Vương (Ashok), một biểu tượng Phật giáo Ấn Độ đến với Trung Quốc.
Ngôi Bảo tháp tọa lạc tại huyện Nan Khiêm (thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Ngọc Thụ “Gyêgu”), tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, đã được trùng tu và đã Khánh thành vào hôm thứ Ba, ngày 15/9/2015, dưới sự chứng minh của ngài Pháp vương Gyalwang Drukpa, vị lãnh đạo tinh thần của phật giáo Kim cương thừa Drukpa có trụ sở ở Ladakh, Ấn Độ.
Việc cải tạo trùng tu Bảo tháp và trụ đá A Dục Vương (Ashoka) cùng với một bức tượng Phật vàng khổng lồ do ngài Pháp vương Gyalwang Drukpa đã khởi xướng trong chuyến viếng thăm huyện Nan Khiêm (Nangchen) vào năm 2007. Dòng Phật giáo Kim cương thừa Drukpa có 1.000 tu viện trên dãy Himalaya, với trung tâm được đặt tại Ladakh, Ấn Độ nơi dòng truyền thừa có 267 trung tâm tu viện.
Theo sử liệu văn bản Pali và Sanskrit thì vị Minh quân Thánh triết phật tử A Dục Vương (Ashok) cho kiến tạo tám vạn bốn ngàn (84.000) ngôi tháp trong toàn quốc Bản Đại tông (Mahavamsa) có ghi rằng, Minh quân Thánh triết phật tử A Dục vương (Asoka) bạch hỏi Tôn giả Moggaliputtatissa về số lượng của pháp môn.
Tôn giả cho biết, pháp môn gồm có 84.000. Đại đế phát khởi tín tâm cho kiến tạo 84.000 ngôi tháp cúng dường. Kinh phí 96 tỉ. Đồng thời phân phối Xá lợi tôn thờ tại những ngôi tháp ấy. Riêng tại thủ phủ Hoa thị (Pataliputra), Đại đế cho kiến tạo ngôi đại tự Asoka (Asokarama) mà nghệ thuật điêu khắc tinh xảo kỳ tuyệt. Một Đại lễ lạc thành được tổ chức vô cùng trọng thể, phấn khởi suốt bảy ngày.
Bộ Asokavadana thì ghi rằng, Đại đế Asoka cho mở hộp đựng Xá lợi mà Đức vua Ajatasattu (A xà thế) tôn trí trong một ngôi đại tháp nằm về hướng đông Tịnh xá Trúc Lâm (Veluvanavihara) và phân phối tôn thờ nơi 84.000 ngôi tháp toàn cõi Diêm phù. Sự kiện này khả tín. Vì cho đến thế kỷ đương đại, và sau khi Phật giáo bị các tôn giáo thù nghịch tiêu diệt, bách hại vẫn còn tồn tại không ít những ngôi bảo tháp rải rác khắp đó đây trên toàn lãnh thổ Ấn Độ.
Ngôi Bảo tháp hai nghìn tuổi bị phế tích bởi sự tàn phá của cuộc xâm lăng Mông Cổ thế kỷ 13 và Đại cách mạng văn hóa được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 5 năm 1966, là một giai đoạn hỗn loạn toàn bộ xã hội Trung Quốc diễn ra trong 10 năm từ năm 1966 - 1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội Trung Quốc. Thích Vân Phong (Nguồn: orangenews9)
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |