Chi tiết tin tức

Trung Quốc: Bạch Mã Cổ Tự, Trung tâm văn hóa nghệ thuật toàn cầu

09:44:00 - 20/08/2014
(PGNĐ) -  Bạch Mã Cổ Tự, một ngôi đại Già lam hai nghìn năm tuổi tọa lạc tại Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, nay đã biến thành một khu Phật giáo quốc tế. Khi hoàn thành, khu vực sẽ giới thiệu mười ngôi Già lam Phật giáo quốc tế, phong cách khác nhau. Nghệ nhân kiến trúc mỹ thuật đến từ các quốc gia khác nhau, công việc được hoàn thiện thành công vào ngày đầu tiên của các ngôi Già lam tuyệt đẹp, sẽ đưa vào phục vụ như bảo tàng lưu trữ phong phú của các nền văn hóa nghệ thuật Phật giáo.

Hiện nay, hai ngôi Già lam được mở cửa cho du khách tham quan chiêm bái: Ngôi Già lam được xây dựng theo phong cách của những ngôi Chùa Phật giáo Ấn Độ, đã mở cửa vào năm 2010 và ngôi chùa kiến trúc kiểu Myanmar thì Khánh thành vào ngày 30 tháng 06 vừa qua, ngày cát nhật Lễ Lạc thành, hân quang được đón tiếp ngài Tổng thống Thein Sein, đại diện Chính phủ Myanmar quang lâm đến dự.

Ngôi Chùa kiến trúc theo kiểu Thái Lan, bắt đầu xây dựng vào năm 1990, dự kiến sắp tới sẽ hoàn thành, mười nghệ nhân đã trãi thời gian 05 năm qua để trang trí hoa văn họa tiết rất cầu kỳ với diện tích ba nghìn mét vuông và được sự tài trợ hoàn toàn từ Thái Lan.

Manot Pakpoomjit, nghệ nhân Thái Lan giải thích rằng: “05 năm qua, chúng tôi đã được làm việc trên việc mở rộng và đổi mới dự án, nhằm làm phong phú thêm và để nổi bật nền nghệ thuật văn hóa Phật giáo Thái Lan. Tất cả các vật liệu trang trí, bao gồm cả đá quý cho đến những tán cây vàng đã được vận chuyển từ Thái Lan”.

Bạch Mã Cổ Tự

Sau khi vòng quanh tham quan chiêm bái Bạch Mã Tự, Chen Xin, một nghiên cứu sinh tại Đại học Quân Y khoa dân sự năm thứ tư nhận xét: “Các ngôi Danh lam Phật giáo tuyệt vời. Chúng ta có thể trãi nghiệm các tòa nhà được trang trí hoa văn họa tiết của các nền văn hóa nghệ thuật khác nhau. Họ cũng kích thích sự quan tâm của chúng tôi để biết thêm về Phật giáo ở các nước này”.

Sau khi xây dựng các ngôi Chùa theo phong cách khác nhau của mỗi quốc gia: Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Sri Lanka, Campuchia, Nepal, Hàn Quốc . . . sẽ từng bước đầu tư vào các cấu trúc tương tự như mang Thông điệp về văn hóa và nghệ thuật kiến trúc của họ. Dự kiến hoàn thành một số vào năm 2020.

Peng Yaping, Cục Trưởng Tôn giáo tỉnh Hà Nam giải thích rằng: “Phía sau các doanh nghiệp. Chúng tôi đang cố gắng xây dựng nhiều ngôi Chùa càng tốt, trong phong cách khác nhau và Phật giáo các nước phát triển như là một kênh để tăng cường tình hữu nghị với các nước khác nhau”.

Chùa Phật giáo Thái Lan

Ngài Thein Sein, Tổng thống Myanmar dự lễ Khánh thành Chùa PG Myanmar vào ngày 30.06.2014

Các ngôi Chùa đang được đi vào hoạt động như ba sinh viên từ chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Đại học Chulalonkom, Thái Lan, họ đã đến thực tập 12 tháng tại Chùa như ở Thái Lan. Một Viện Nghiên cứu Phật học quốc tế cũng sẽ được xây dựng Chùa trong khu phức hợp và sẽ tổ chức cho sinh viên và giảng viên từ nước ngoài, đặc biệt là Đông Nam Á.

Huang Xianian, một nhà nghiên cứu Phật học và liên văn hóa, so sánh Tôn giáo tại Viện Tôn giáo Thế giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận xét rằng: “Tôn giáo liên lạc giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á là một chất xúc tác có tầm vóc ảnh hưởng hiệu quả tuyệt vời cho việc ngoại giao cộng đồng quốc tế”.

Sự viếng thăm của Ông Thein Sein, Tổng thống Myanmar, Bà Pratibaha, cựu Tổng thống Ấn Độ, Ông  PV Narasimha Rao, cựu Thủ tướng Ấn Độ và Atal Behari Vajpayee, cựu Thủ tướng ấn Độ. Ngôi Chùa Phật giáo đã góp phần tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin