Buổi lễ dưới sự chứng minh, Chủ trì của Hòa thượng Thánh Huy, Viện trưởng Học viện Mân Nam, Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo tỉnh Hồ Nam, Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc.
Đến Chứng minh, tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Hòa thượng Diễn Giác, Phương trượng Quảng Tế Tự, Bắc Kinh, Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Hòa thượng Tịnh Hùng, Chủ tịch Trung tâm Hoằng pháp Tam đức Hồng Kông, Trưởng lão Kiện Chiêu - Lý Sự Trưởng Tổng Hội Phật giáo Ma Cao, Hòa thượng Tịnh Diệu, Ủy viên Quốc tế Hội Phật giáo Trung Quốc, Hòa thượng Thường Tạng, Trụ trì Linh Quang Tự, Bắc Kinh, Hội trưởng Thiền Trà học Trung Quốc, Pháp sư Hoành Độ, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc.
Tổ đình thiên niên, Thiền xướng du dương. Thượng Ngọ 09 giờ 30 phút, Khai mạc lễ với ca khúc “Thiên thủ Quan Âm”. Hòa thượng Thánh Huy, Hòa thượng Tịnh Diệu, Tiên sinh Văn Thụ Huân, Nữ sĩ Lưu Liên Ngọc phát biểu, Hòa thượng Diễn Giác tuyên đọc diễn văn chúc mừng của Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Kỳ nguyện nhân duyên thù thắng này, Quan Thế Âm Bồ tát cứu khổ cứu nạn, vô biên nguyện lực đại từ đại bi, tâm chúng sinh luôn khởi thiện niệm từ bi vô hạn.
Một đoạn trong diễn văn Khai mạc lễ khai quang thánh tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn lộ thiên tại Tổ đình Mật Ấn, Hòa thượng Thánh Huy phát biểu rằng: “Chư vị lãnh đạo tôn kính, chư sơn trưởng lão, Đại cư sĩ Hộ pháp, các vị khách quý thân mến;
Hôm nay cát nhật lương thần, chúng ta cùng tương tụ tại tổ đình Mật Ấn Tự, Thiền phái Quy Ngưỡng long trọng cử hành “Pháp hội Khai quang thánh tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quy Sơn Văn hóa luận đàn 2015”, đây là một nhân duyên thù thắng, thời khắc Pháp hỷ sung mãn, tôi xin thay lời Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc trân trọng kính chào, nhiệt liệt hoan nghinh, chân thành chúc Cát tường đến liệt quý vị!
Phật giáo là một trong ba tôn giáo, một tôn giáo có truyền thống lâu đời nhất thế giới, Văn hóa Trung Quốc là một trong bốn hệ thống văn hóa nhân loại lớn nhất thế giới, được xem là nền văn hóa duy nhất không bị gián đoạn, văn hóa quang huy xán lạn. Phật giáo truyền vào Trung Quốc từ đầu kỷ nguyên Tây lịch, Phật giáo hòa mình cùng dân tộc Trung Quốc hơn hai nghìn năm lịch sử, Văn hóa Trung-Ấn cùng hài hòa thành quả cực kỳ phong phú đa dạng, trở thành bản địa hóa đặc sắc Phật giáo dân tộc Trung Hoa, và ảnh hưởng lan tỏa đến nhiều quốc gia trên thế giới, mở rộng thiền phong nghìn năm, thúc đẩy sự sự phát triển Văn hóa tôn giáo dân tộc khác nhau, phồn vinh thịnh vượng.
Thiền pháp bắt nguồn từ Ấn Độ, do Phật Thích Ca đích thân truyền cho Ma Ha Ca Diếp, sau đó Bồ Đề Đạt Ma truyền vào Trung Quốc và được tôn vinh Sơ tổ, Nhị tổ Huệ Khả, tam Tổ Tăng Xán, tứ Tổ Đạo Tín, ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền đến lục Tổ Huệ Năng, sau đó phân “Nam đốn, Bắc tiệm”, tối hậu “一花開五葉,結果自然成” (Nhất hoa khai ngũ diệp, Kết quả tự nhiên thành). Thời vua Đường Hiến Tông, Thiền sư Linh Hựu đắc pháp từ Tổ Bách Trượng Hòa Hải và kế tục tâm tông, quảng độ hậu học, bắt đầu sự nghiệp Hoằng pháp khai Đạo tràng Quy Sơn.
Quy Sơn là ngọn núi cao chót vót, không có bóng người, vượn khỉ tụ tập thành bầy. Ngài nhặt những hạt dẻ, hái rau rằng làm thức ăn. Trãi thời gian gần 10 năm chẳng bóng người qua lại.
Ngài tự nghĩ: “Ta đến đây làm trụ trì là muốn làm lợi ích cho người. Nay đường xá đến đây chẳng được, làm sao có người tụ họp?” Liền rời khỏi am thất mà tìm xuống núi. Ra đến cửa núi, thấy những rắn độc, hổ báo, lang sói chặn đầy ngang đường. Ngài nói: “Này các giống thú, đừng chặn đường đi của ta. Như ta có duyên với núi này, các ngươi hãy nên đi nơi khác. Như ta không có duyên với núi này, các ngươi không cần đi, ta theo đường mà đến cho các ngươi ăn thịt vậy.”
Dần dần chúng hay tin Sư ở đây rủ nhau đến tham học và thành một Tùng lâm quy tụ 1.500 thiện tri thức tu tập.
Tướng quốc Bùi Hưu cũng thường đến thưa hỏi những chỗ sâu xa huyền diệu. Người trong thiên hạ đến học thiền ngày càng đông đúc. Trong những vị đắc pháp có thiền sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch là bậc cao trổi, nên người đời tôn xưng tông này là tông Quy Ngưỡng.
Các vị lãnh đạo, chư sơn Trưởng lão, các vị khách quý thân mến; Lịch sử Phật giáo thịnh hành tại Ấn Độ 1.800 năm, truyền vào Trung Quốc hơn hai nghìn năm, năng trường thịnh bất suy, trở thành quê hương thứ hai của Phật giáo, và lan tỏa các nước trên thế giới.
Nghiên cứu nguyên nhân xa gần, sự thành quả của Văn hóa Trung Hoa giao lưu kết hợp hài hòa cùng Văn hóa ngoại lai, Đường Tăng Trần Huyền Trang, với tinh thần dân tộc, xả thân cầu pháp, Tổ Quy Sơn Linh Hựu, Cao Tăng Thạc đức từ đời tiếp nối. Các Ngài cùng chư vị Bồ Quan Âm, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng đầy đủ đức Vô tư Vô úy để nêu cao tinh thần “Trang nghiêm Quốc thổ, lợi lạc hữu tình”, là sự cống hiến vĩ đại. Quy Sơn địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh một vị Tổ sư Thiền tông.
Thay mặt Ban tổ chức, tôi xin tuyên bố Khai mạc “Pháp hội Khai quang thánh tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quy Sơn Văn hóa luận đàn 2015”, tiếp tục kế thừa nền và quảng đại tinh hoa Văn hóa Phật giáo, gìn giữ thiền phong lịch đại Tổ sư, truyền thống yêu nước, phát dương tinh thần lợi tha, cứu khổ cứu nạn đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ tát, vì sự phát triển kiện khang cho Phật giáo tỉnh Hồ Nam, vì sự phồn vinh của đất nước, nhân dân hạnh phúc, thế giới hòa bình”.
Nghi thức Khai quang, chủ pháp Đại đức Trưởng lão Niêm hương Thuyết pháp, thủ chấp dương chi, đại bi tịnh thủy sái tịnh đạo tràng. Hiện trường tứ chúng đệ tử đồng tụng kinh kỳ phúc, duy nguyện Phật pháp chuyển chúng sinh tâm trần cấu, Phật quang chiếu phá vô minh hắc ám, khai tâm mở vô lượng trí tuệ.
Quy Sơn Mật Ấn Tự là tổ đình của thiền phái Quy Ngưỡng, một trong ngũ gia thiền phái Phật giáo, được kiến tạo thời Đường Hiến Tông, Nguyên Hòa nhị niên (807), thiên đa niên lai, Pháp vũ trường lưu, Truyền đăng bất tuyệt. Đạo tràng Quy Sơn cung phụng Quán Thế Âm Bồ tát, khai quang Thánh tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn cao 99,19 mét, tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn lộ thiên cao nhất thế giới.
Thích Vân Phong (Nguồn: Nam Phổ Đà Online)