Chi tiết tin tức

Vesak tôn vinh đóng góp của Phật giáo cho sự phát triển của nhân loại

22:13:00 - 30/05/2018
(PGNĐ) -  Đây là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Bhutan tại Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 15 PL.2562 tại Thái Lan.

Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới” - Bhutan, là một đất nước theo Phật giáo Kim Cương thừa. 

 

Ngày 25/05/2018, mừng Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 15, Cư sĩ  Lyonchhen Dasho Tshering Tobgay, Thủ tướng Chính phủ Bhutan, đã phát biểu tại Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU), Wang Noi, Ayutthaya, Thái Lan.

 

Thủ tướng Bhutan đã phát biểu chủ đề “Những đóng góp của Phật giáo cho sự phát triển của nhân loại”, theo đó, “Phật giáo có ảnh hưởng lớn tới việc quản trị và lãnh đạo ở quốc gia Bhutan. Hai thể chế này khi được thông qua có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân loại”.

 

Thủ tướng Bhutan cho rằng, giá trị Phật giáo đối với môi trường và chúng sinh đã định hình bằng việc nhấn mạnh Chỉ số GNP - “Tổng hạnh phúc quốc dân" về tính toàn vẹn sinh thái ở Bhutan: “Trong trường hợp của Bhutan, Phật giáo đã góp phần tạo nên thái độ của công dân đối với môi trường và động vật. Bhutan là một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới, nhưng lại thực hiện một trong những cam kết quan trọng nhất thế giới về việc bảo tồn. Bhutan là một điểm nóng sinh học”.

 

Trong tất cả giáo lý của đức Phật, Thủ tướng Bhutan nhấn mạnh tới giáo lý về đạo đức có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của nhân loại. 

Ông nói: “Theo Phật giáo Kim Cương thừa ở Bhutan, bản thân con người trải qua 3 kinh nghiệm: thông qua tam nghiệp thân - khẩu - ý. Giáo lý của đức Phật chỉ ra ý nghĩ, lời nói, hành động sẽ dẫn đến hạnh phúc, và hạnh phúc là cơ sở chính cho sự phát triển của nhân loại trong Phật giáo Kim Cương thừa. Sự phát triển của nhân loại phụ thuộc vào sự tiến bộ của 3 kinh nghiệm này. Bhutan là một quốc gia theo Phật giáo Kim Cương thừa và cả hai tổ chức Phật giáo tư nhân và Nhà nước vẫn có sức sống và tạo được sự ảnh hưởng mạnh mẽ. Nhân dân và Nhà nước luôn tận tâm hỗ trợ Chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo”.

 

Trích dẫn một cuộc khảo sát quốc gia về thời gian sử dụng trong năm 2015, ông cho biết người dân ở Bhutan dành trung bình 36 phút mỗi ngày cho việc tu tập, trì chân ngôn mật chú, cầu nguyện và thiền định. Con số này tăng lên 2 giờ 30 phút mỗi ngày với những người trên 60 tuổi. “Mọi người thường dành thêm nhiều thời gian cho các hoạt động tâm linh như tu tập, hành trì chân ngôn mật chú khi họ trưởng thành”.

 

Vân Tuyền (Nguồn: Kuensel Online)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin