Chi tiết tin tức Anh Quốc: Chi nhánh Thiền viện Wat Phra Dhammakaya Tháilan tổ chức lớp Giáo lý và khóa Thiền 20:28:00 - 31/10/2015
(PGNĐ) - Hôm Chủ nhật, 25/10/2015 chi nhánh Thiền viện Wat Phra Dhammakaya (Pháp Thân tự) Thái Lan, đã tổ chức khóa Thiền cho giới trí thức tại Thành phố Luân Đôn, Vương Quốc Anh
Gần đây giới trí thức tại địa phương này rất thích tìm hiểu Phật giáo. Để đáp ứng nhu cầu này, chư Tăng Thái Lan chi nhánh Thiền viện Wat Phra Dhammakaya (Pháp Thân tự) đã tổ chức những khóa học Giáo lý, và tu tập Thiền định. Vị Tăng Phật giáo Thái Lan khai thị rằng: “Quý Phật tử sẽ tham gia vào thực hành Thiền định. Nhiều người trong số quý vị có một thực hành tốt. Quý vị có được thân tứ đại điều hòa, tâm trí vẫn nhận được niềm vui từ thiền định. Và quan trọng nhất, hãy có một sự hiểu biết tốt hơn về các nguyên tắc và thực hành sẽ tiếp tục luyện tập ở nhà. Pháp tu Thiền định Dhammakaya: Thiền định là pháp tu bắt buộc áp dụng mỗi ngày của thành viên hoặc đệ tử quy y theo Trung Tâm Dhammakaya. Những duyên trần quanh ta đã tước mất đi tính trầm tĩnh và thanh tịnh vốn có của ta. Tâm trí ta dong ruỗi theo ngoại cảnh trong khi thân thể ta phải chịu đựng nhiều loại hình khổ đau. Bằng cách thực tập và đi sâu vào pháp tu Thiền định này cho đến khi nào tâm ta yên ổn thì lúc đó chúng ta mới có thể mở cửa được các tiềm năng vốn có trong ta. Từ đó, ta có thể duy trì được sự cân bằng tâm trí và niềm phúc lạc này cho chính mình và mang nó đến cho người. Từng bước chúng ta tìm hiểu về pháp tu Thiền định này: 1. Tư thế ngồi: Ngồi sao cho thoải mái, ngồi bán già hay kiết già tùy theo thói quen. Ngồi thẳng lưng, chân phải đặt tréo qua trên chân trái. Quý vị có thể ngồi trên một tấm đệm hay một cái gối giữ cho tư thế ngồi của mình được dễ chịu, không có gì làm ngăn trở hơi thở của quý vị. Lòng bàn tay được xếp lên nhau và đặt trên hai chân. Quý vị cảm thấy mình và mặt đất là một và cảm thấy an lạc khi ngồi được bao lâu mình có thể. 2. Mắt nhắm lại nhẹ nhàng, cơ thể phải cảm thấy thư thái; cơ trên mặt và các cơ bắp khác phải được thư giãn. Cổ, vai, cánh tay, ngực, thân mình và chân phải được thư giãn, bạn phải chắc chắn là không có dấu hiệu nào căng thẳng trên vầng trán hoặc trên toàn thân. 3.Mắt vẫn nhắm và cắt đứt mọi suy nghĩ về chuyện bên ngoài. Cảm thấy như thể quý vị đang ngồi một mình, xung quanh bạn không có gì cả hoặc không có ai cả. Tạo ra một cảm giác an lạc và yên tĩnh nơi tâm quý vị. Trước khi bắt đầu, điều cần thiết là làm quen với những tụ điểm hệ thần kinh đang bị bế tắc trong cơ thể của quý vị. Luân xa là các trung tâm điểm của thần kinh hệ, là điểm dừng nghỉ của tâm. Luân xa thứ nhất là vành của lỗ mũi, người nam ở bên phải, người nữ ở phía bên trái. Luân xa thứ hai là sống mũi, bên phải là người nam, bên trái của người nữ. Luân xa thứ ba nằm giữa đỉnh đầu. Luân xa thứ tư ở trong nóc miệng. Luân xa thứ năm nằm ở cổ, (phía trên "trái táo"). Luân xa thứ sáu ở giữa thân mình, phía trên lỗ rốn một chút. Luân xa thứ bảy cách phía trên Luân xa thứ sáu bằng bề ngang của hai ngón, đây là luân xa quan trọng nhất của toàn thân, đó là trung tâm điểm của thân và chính là điểm hội tụ của tâm. 4. Cảm thấy rằng cơ thể quý vị ở dạng trống rỗng. Quán tưởng một cách nhẹ nhàng từ luân xa thứ nhất đến luân xa thứ bảy. Bất cứ tâm niệm nào dấy khởi trong tâm, bạn chỉ quan sát chứ không can thiệp. Bằng cách thực tập này tâm bạn sẽ dần dần đạt đến trạng thái thanh tịnh hơn và nội tâm sẽ được bừng sáng. 5. Nếu quý vị cảm thấy rằng mình không thể chặn đứng luồng tư tưởng vọng động, tâm của quý vị cần có một đối tượng để dễ dàng tập trung. Ta hãy tưởng tượng có một điểm sáng trắng tròn (crystal ball) như quả cầu, cỡ bằng đầu ngón tay, đang nằm ở trung tâm của cơ thể quý vị. Có thể quý vị sẽ tưởng tượng là không có gì cả, tuy nhiên sau đó quý vị sẽ có thể thấy một tinh thể tròn sáng lớn dần lên. Nó khiến cho tâm quý vị tiến vào luân xa mà quý vị đang tập trung. Quý vị nỗ lực tập trung tư tưởng quán niệm nhiều hơn thì tinh thể sáng sẽ lớn hơn và rõ ràng hơn, tuy nhiên Quý vị không nên cố gắng quá sức, vì lẽ bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và nhức đầu. 6. Nếu tâm quý vị tiếp tục dao động từ những điểm sáng, quý vị có thể kéo tâm mình trở về bằng cách trì chú thầm lặng" "Samma-araham" , như thể âm thanh của bài chú này đang đến từ tâm điểm của tinh thể sáng. Quý vị tiếp tục trì bài chú mà không cần để tâm đến số lượng. 7. Không nên tận hưởng những gì xuất hiện nơi tâm quý vị. Không phân tích những gì diễn biến trong lúc thiền định. Hãy để cho tâm quý vị dừng nghỉ, lắng yên - đó là tất cả những gì quý vị cần. Nếu quý vị cảm thấy không chắc chắn vị trí trung tâm của thân, quý vị hãy tiếp tục trì bài chú "Samma-araham" và quán tưởng ngay vào lân xa thứ 7 của mình. Hãy kiên trì để thực hành cho thành tựu. Tâm vọng động hôm nay là tâm thanh tịnh ngày mai, vô minh hôm nay là giác ngộ ngày mai, sự bền chí hôm nay là sự thành tựu ngày mai. Không nên thất vọng nếu tâm quý vị vẫn chưa tập trung. Đó chỉ là sự tự nhiên của người mới bắt đầu. Hãy tiếp tục nỗ lực, giữ tâm an tịnh và tỉnh giác và cuối cùng quý vị sẽ đạt được kết quả. 8. Quý vị hãy tiếp tục trì niệm thần chú và cuối cùng âm thanh của lời trì niệm sẽ tan mất. Trong điểm sáng mới, một tinh thể tròn sáng sẽ xuất hiện nơi tâm, tinh thể sáng này lóe lên những tia sáng như kim cương. Trạng thái này được gọi là pathama magga (cái vốn có của riêng mình). Trong giai đoạn này tinh thể tròn sáng gắn chặt với tâm và chiếm vị trí trung ương của thân. Quý vị sẽ cảm thấy an lạc, với sự tiếp tục quan sát tâm điểm của tinh thể sáng tròn, nó tạo cho ta có một chuỗi dài gia tăng về sự thuần khiết thanh tịnh của thân cho đến khi ta đạt được mục tiêu tối hậu được gọi là Dhammakaya, một cấp độ cao nhất của sự đạt được niềm hạnh phúc tối thượng (supreme happiness). Các học viên chăm chú lắng nghe
Thích Vân Phong
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |