Chi tiết tin tức

Đại học Harvard tổ chức "Hội thảo Khoa học Phật giáo và chủng tộc"

23:11:00 - 01/04/2018
(PGNĐ) -  “Hội thảo Khoa học Phật giáo và Chủng tộc” năm nay đã mở rộng các tham số của cuộc hội thảo luận vượt ra ngoài trường Đại học để xem xét việc áp dụng các nguyên tắc Phật giáo giúp cải thiện cuộc sống, hàn gắn tâm hồn của những mảnh đời bất hạnh nơi những người bị áp bức trên toàn thế giới.

Cộng đồng Phật giáo tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ đã tổ chức “Hội thảo Khoa học Phật giáo và Chủng tộc” thường niên lần thứ 4 tại Trường Đại học Harvard (HDS), 45 Francis Ave, Cambridge, MA 02138, Hoa Kỳ vào hồi đầu tháng ba vừa qua. Hội thảo đã thu hút hơn 60 đại biểu tham dự từ các trường Đại học Harvard, Đại học Brown, Đại học Tufts và cộng đồng Phật giáo địa phương.

 Trường Đại học Harvard. Ảnh: Justin Knight

Trong buổi khai mạc, anh Tran, người điều phối chương tình Hậu Đại học Phật giáo tại Trường Đại học Harvard (HDS) đã đọc một bài thơ của vị Thiền sư Thích Nhất Hạnh với tựa đề “Hãy gọi đúng tên tôi”:

 

Đừng bảo ngày mai tôi đã ra đi

Bởi vì chính hôm nay tôi vẫn còn đang tới

Hãy ngắm tôi thoát hình trong từng phút từng giây

Làm đọt lá trên cành xuân

Làm con chim non cánh mềm chiêm chiếp

vui mừng trong tổ mới

Làm con sâu xanh trên cuống hoa hồng

Làm gân viên ngọc trắng tượng hình trong lòng đá.

Tôi còn tới để khóc để cười

Để ước mong để lo sợ

Sự xuất nhập của tôi là hơi thở

Nhịp sinh diệt của tôi cũng là tiếng đập một lần

của hàng triệu trái tim.

 

Tôi là con phù du thoát hình trên mặt nước

Và là con chim sơn ca mùa xuân về trên sông đón bắt phù du

Tôi là con ếch bơi trong hồ thu

Và cũng là con rắn nước trườn đi

Tìm cách nuôi thân bằng thân ếch nhái

Tôi là em bé nghèo Ouganda, bao nhiêu xương sườn đều lộ ra,

hai bàn chân bằng hai ống sậy

Tôi cũng là người chế tạo bom đạn

Để cung cấp kịp thời cho các dân tộc Á phi.

Tôi là em bé mười hai

Bị làm nhục nhảy xuống biển sâu

Tôi cũng là người hải tặc sinh ra với một trái tim

chưa biết nhìn biết cảm

Tôi là người đảng viên cao cấp, cầm quyền sinh sát trong tay

Và cũng là kẻ bị coi là có nợ máu nhân dân đang chết dần mòn

trong trại tập trung cải tạo

Nỗi vui của tôi thanh thoát như trời Xuân,

ấm áp cỏ hoa muôn lối

Niềm đau của tôi đọng thành nước mắt,

ngập về bốn đại dương sâu.

 

Hãy nhớ gọi đúng tên tôi

Cho tôi được nghe một lần tất cả những tiếng

tôi khóc tôi cười

Cho tôi thấy được nỗi đau và niềm vui là một

Hãy nhớ gọi đúng tên tôi

Cho tôi giật mình tỉnh thức

Và để cho cánh cửa lòng tôi để ngỏ

Cánh cửa Xót Thương.

 

Don’t say that I depart tomorrow—

even today I am still arriving.

 

Look deeply: every second I am arriving

to be a bud on a spring branch,

to be a tiny bird, with still fragile wings,

learning to sing in my new nest,

to be a caterpillar in the heart of a flower,

to be a jewel hiding itself in a stone.

 

I still arrive,

in order to laugh and to cry, to fear, and to hope,

the rhythm of my heart is a birth and death

of all that is alive.

 

I am a mayfly

metamorphosing on the surface of the river,

and I am the bird that swoops down to swallow the mayfly.

 

I am a frog swimming happily in the clear water of a pond,

and I am the grass snake

that silently feeds itself on the frog.

 

I am the child in Uganda,

all skin and bones,

my legs as thin as bamboo sticks,

and I am the arms merchant 

selling deadly weapons to Uganda.

 

I am the twelve-year-old girl refugee

on a small boat, who throws herself into the ocean

after being raped by a sea pirate,

and I am also the pirate

my heart not yet capable of seeing and loving.

 

I am a member of the politiburo,

with plenty of power in my hands,

and I am the man who has to pay his “debt of blood” to my people

dying slowly in a forced labor camp.

 

My joy is like spring so warm

it makes flowers bloom all over the Earth.

My pain is like a river of tears so vast it fills the four oceans.

 

Please call me by my true names

so I can hear all my cries and laughter at once,

so I can see that my joy and pain are one.

 

Please call me by my true names,

so I can wake up,

and so the door of my heart can be left open,

the door of compassion.

 

Bài thơ này đã đặt nền móng cho sự tham gia quan trọng của các học giả và các học viên đối với nhiều nền tảng truyền thừa Phật giáo.

 Đại đức Kusala Bhante, đang theo học chương trình Đặc biệt của Trường Đại học Harvard (HDS), 
Ảnh: Thượng tọa Priya Rakkhit Sraman

Giáo sư Tiến sĩ Charles Hallisey, Giảng viên cao cấp của Yehan Numata về Văn học Phật giáo tại Trường Đại học Harvard (HDS) và Văn học Sinhala, Phó Giáo sư về Nhân văn trong Ủy ban Nghiên cứu Tôn giáo và Nghiên cứu Ấn Độ tại Đại học Harvard (HDS), Phó Giáo sư của Bộ Văn hóa Ngôn ngữ và Văn hóa Châu Á, Chương trình Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học Wisconsin, (UW), Hoa Kỳ, nghiên cứu của họ tập trung vào Phật giáo Nguyên Thủy, Sri Lanka và Đông Nam Á, đã cùng chủ tọa phiên buổi sáng với đề tài “Phật giáo và Chủng tộc”.

 

Các bài tham luận viên bao gồm nữ Cư sĩ Janet Gyatso, Giáo sư Tiến sĩ Chuyên gia Nghiên cứu Phật giáo tập trung vào lịch sử Văn hóa và Trí tuệ, Nam Á, Giáo sư Nghiên cứu Phật giáo Hershey, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Tây Tạng Quốc tế, đồng Chủ tịch Bộ phận Phật giáo của Học viện Tôn giáo Hoa Kỳ, Thành viên Ủy ban Nghiên cứu Tôn giáo, chuyên Khoa Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á, Ủy ban Nghiên cứu Châu Á và Altaic, Phó Giám đốc chuyên Khoa các vấn đề học thuật, Đại học Harvard (HDS)

 

Cùng ngày, phiên Hội thảo nhóm với chủ đề “Phật giáo và chủng tộc” do cộng đồng Phật giáo Harvard điều phối.  

 

 “Hội thảo Khoa học Phật giáo và Chủng tộc” năm nay đã mở rộng các tham số của cuộc hội thảo luận vượt ra ngoài trường Đại học để xem xét việc áp dụng các nguyên tắc Phật giáo giúp cải thiện cuộc sống, hàn gắn tâm hồn của những mảnh đời bất hạnh nơi những người bị áp bức trên toàn thế giới.

 Thượng tọa Priyarakkhit Sraman. Ảnh Tashi Gyamco

Viện Đại học Harvard, còn gọi là Đại học Harvard (HDS), một viện Đại học nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn lvy, ở Cambridge, Hoa Kỳ. Với lịch sử, tầm ảnh hưởng, và tài sản của mình, Harvard là một trong những viện đại học danh tiếng nhất thế giới.

 

Ban đầu dự định chỉ tập huấn cho những người theo đuổi việc truyền chức theo truyền thống Kitô giáo, trường cũng có thể cung cấp bằng cấp trong bộ môn Phật giáo, nhờ một món quà từ Quỹ Robert H.N. Ho Family Foundation năm 2011.

 

Ngoài khóa học Đại học, Sáng kiến Bộ Giáo khoa đã mời các vị học giả Phật giáo đến từ châu Á để học tại Đại học Harvard (HDS) trong một năm. Sau khi kết thúc học bổng này, nhiều vị tăng sĩ Phật giáo sẽ tham gia chương trình Cử nhân trong bộ môn Phật giáo.

 

Hai trong số những nghiên cứu sinh sinh tốt nghiệp gần đây của chương trình này, đã đăng đàn tại phiên buổi chiều, gồm: Thượng tọa Priya Rakkhit Sraman, vị tăng sĩ Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) xuất thân từ Bangladesh, với bằng Thạc sĩ về các nghiên cứu Phật học từ Đại học Hồng Kông, được Khen thưởng của Đại học Harvard (HDS) năm 2017. Thượng tọa Tiến sĩ Priya Rakkhit hiện nay cư ngụ ở Chaplaincy, từ Đại học Tufts, Medford, Massachusetts.

 

Thượng tọa Derangala Kusalagnana Thero (Kusala Bhante), vị tăng sĩ Phật giáo giáo Nguyên Thủy (Theravada) xuất thân từ Sri Lanka và cũng là học giả của Quỹ Robert H.N. Ho Family Foundation, tốt nghiệp Chương trình Thạc sĩ Phật học, Đại học Harvard (HDS) năm 2017. Ngài hiện đang là một Giáo sĩ Bệnh viện Brigham và Bệnh viện Phụ nữ ở Boston, Massachusetts.

 

Những thành tựu như vậy đã mang lại nguồn cảm hứng cho các vị tăng sĩ phật giáo châu Á khác, và từ sự hiện diện của cả hai Thượng tọa, rõ ràng Sáng kiến Bộ Giáo khoa tại Đại học Harvard (HDS) đã có tác động vô giá đối với bài thuyết trình quốc gia và quốc tế về các vấn đề tác động toàn cầu như chủng tộc.

 

Vân Tuyền (Nguồn: Trung văn Phật môn online)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin