Chi tiết tin tức

Ra mắt Viện Trần Nhân Tông

17:16:00 - 22/02/2017
(PGNĐ) -  Sáng nay, 22/2, ĐHQG Hà Nội  tổ chức lễ ra mắt công bố các quyết định thành lập Viện Trần Nhân Tông và bổ nhiệm nhân sự.

Viện Trần Nhân Tông thuộc ĐHQG Hà Nội là một trong 5 viện nghiên cứu của ĐHQGHN được Thủ tướng Chính phủ thành lập. 

Viện Trần Nhân Tông là cơ sở giáo dục đầu tiên của Việt Nam tiên phong trong đào tạo nhân lực chất lược cao về Phật học (trước mắt là bậc tiến sĩ).

Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS Nguyễn Kim Sơn kiêm giữ chức Viện trưởng; Phó Viện trưởng là PGS.TS Lại Quốc Khánh - nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Chính trị học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

Viện Trần Nhân Tông, Phật học, Phật giáo
Công bố quyết định về nhân sự

Theo Quyết định thành lập, Viện Trần Nhân Tông được quy định là viện nghiên cứu khoa học, đồng thời là cơ sở giáo dục đại học thành viên thuộc ĐHQGHN, tổ chức và hoạt động theo loại hình tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Viện có sứ mệnh tiên phong, nòng cốt trong nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, tư tưởng và bản sắc dân tộc, di sản tinh thần Trần Nhân Tông văn hóa đời Trần và văn hóa truyền thống nói chung; là trung tâm giao lưu, tập hợp nhà nghiên cứu về Trần Nhân Tông trên khắp thế giới để phát triển bền vững.

Viện có nhiều đặc thù, lấy đối tượng nghiên cứu là văn hóa truyền thống và điểm nhấn là lịch sử và văn hóa đời Trần, đặc biệt là nhân vật Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm. Đối tượng nghiên cứu liên ngành cần có sự đầu tư cần thiết cả về nhân lực và điều kiện để tổ chức nghiên cứu qui mô và tổ chức đào tạo.

Dự kiến tuyển sinh đào tạo tiến sĩ Phật học vào tháng 9/2017

Để Viện đi vào hoạt động có nhiều bước triển khai trong đó có quá trình xây dựng đề án, điều tra khảo sát, trao đổi về định hướng lâu dài trong nghiên cứu và đào tạo của viện, đặc biệt là kiến tạo chương trình đào tạo thí điểm tiến sĩ Phật học và các định hướng đào tạo ngắn hạn khác.

ĐHQGHN cũng chuẩn bị cho những nghiên cứu sâu về Phật học và thiền phái Trúc Lâm, đồng thời xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu cũng như những kế hoạch nghiên cứu lâu dài. 

 

Đặc biệt những chuẩn bị về nguồn nhân lực để triển khai các hoạt động Viện gồm đội ngũ các nhà khoa học đến từ ĐHQGHN cùng các đơn vị trong và ngoài nước, có cả những nhà tu hành được đào tạo bài bản ở nước ngoài cùng tham gia. Dự kiến khóa đào tạo tiến sĩ Phật học đầu tiên của Việt Nam sẽ tuyển sinh vào tháng 09/2017.

Đề án thí điểm đào tạo tiến sĩ Phật học sẽ được thiết kế dựa theo thông lệ đào tạo tiến sĩ Phật học trên thế giới, chú ý tới đặc điểm Phật giáo Việt Nam, Trúc Lâm và tư tưởng Trần Nhân Tông. 

Các đề tài, luận án sẽ ưu tiên nghiên cứu giải quyết các vấn đề của Phật giáo Trúc Lâm, Phật giáo Việt Nam và các vấn đề Phật giáo và xã hội, con người đương đại. Tiến sĩ Phật học cũng cần có những trải nghiệm thực tế bên cạnh những nghiên cứu sâu về lí thuyết: những vấn đề đặt ra trong quản lí tôn giáo, chùa chiền, lễ hội; năng lực cần có của những người đi thuyết pháp và việc sử dụng công nghệ hiện đại trong việc thể hiện những điểm mới, tiên tiến trong đào tạo của ĐHQGHN.

Viện Trần Nhân Tông, Phật học, Phật giáo
 

Tại hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm" diễn ra cuối tháng 11/2016, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn cho biết, Trần Nhân Tông là một danh nhân văn hóa, là nhà chính trị, là lãnh tụ tôn giáo lớn của Việt Nam và của nhân loại. 

Ông thuộc số rất ít những người mà ánh hào quang của các giá trị càng tỏa xa rộng theo cùng chiều dài thời gian và bề rộng của không gian. Thiền phái Trúc Lâm do Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập (hay Phật giáo Trúc Lâm như cách nói của một số người nghiên cứu gần đây), ngày càng thể hiện rõ vị trí trụ cột quan trọng, có những vai trò đặc biệt và mang nhiều đặc trưng Việt của Phật giáo.

Viện Trần Nhân Tông, Phật học, Phật giáo
Nhiều đại biểu từ giáo hội Phật giáo đã tới dự lễ ra mắt

Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn khẳng định, hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Viện Trần Nhân Tông góp phần rạng tỏa Minh triết Phật giáo trên tầng thứ của trí tuệ.

ĐHQGHN đã giao cho Viện quản lý và sử dụng 5 phòng làm việc với tổng diện tích khoảng 350m2. Viện sẽ được xây dựng cơ sở mới khang trang tại núi Hòa Quang, trong khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc.

  • Hạ Anh
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/thanh-lap-vien-tran-nhan-tong-357727.html

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin