Chi tiết tin tức

Hoằng Pháp theo khả năng

22:15:00 - 09/09/2013
(PGNĐ) -   Lắm người giàu có bằng sự bất chính thì lại không thiếu những kẻ buông xả vì mọi người. Những người như thế, hầu hết là tín đồ Phật giáo. Vì vậy, những tấm lòng Bồ Tát mới có hàng ngàn xuất cơm từ thiện trong các bệnh viện, cơm từ thiện xã hội cho người lao động và sinh viên nghèo. Xây cầu, đóng giếng, cừu trợ, cất nhà tình thương, phòng thuốc từ thiện...

Tấm gương hoằng pháp của một cư sĩ 95 tuổi

Hoằng pháp là nghĩa vụ của người trụ trì

Nền tảng bền vững trong sự nghiệp hoằng pháp

Ngay trong lòng thành phố, quận Gò Vấp, hơn 1 năm qua, một nhóm anh chị em Phật tử gồm Lương Y Phan Văn Sang phường 7, vợ chồng anh Tuấn phường 5, anh Phật tử Lê Lam pháp danh Tịnh Long (nhân vật trong đĩa Phật Pháp Nhiệm Mầu kỳ 3 của chùa Hoằng Pháp) và một số chị em tiểu thương chợ Gò Vấp. Như vợ chồng anh Cường chị Mai, Vợ chồng anh Chánh chị Ánh Phương, Cô PT Ánh Loan, Anh Ngọc… chung sức cùng nhau thành lập đạo tràng hoằng pháp theo khả năng của mình.

Anh Tuấn (chủ cơ sở) là nhân viên nhà nước cùng vợ là chị Liên nội trợ, đã biến khu vườn nhà của mình thành chỗ sản xuất tranh ảnh Phật để cung ứng (miễn phí), cúng dường những nơi cần thiết.
Dưới mái tole thấp nóng, sau 16 giờ chiều, anh chị em rỗi việc, cùng đến đây quây quần theo từng công đoạn, từ khâu chọn ảnh, cưa ván, trét keo, ép nhựa... để hoàn thành những bức ảnh Phật. Mỗi thể loại sản xuất ra 50 đến 100 tấm để sẵn ai cần thì xuất đi. Ngoại trừ những chùa trước chuyến đi hoằng pháp lợi sinh, đến đặt trước với số lượng nhiều như chùa Hoằng Pháp, Quan Âm Tịnh Thất... thì họ mới làm đại trà.
Anh Lê Lam Pd Tịnh Long- đi cứu trợ vùng xa như Cà Mau, thường đến thỉnh tranh Bồ Tát Quan Âm Nam Hải. Vu Lan năm nay, sư cô Hương Nhũ thỉnh Phật Tam Thế...
Tất cả trong sự hăng say, anh chị em Phật tử  tự nguyện đến đây cùng chung tay góp sức, toàn bộ chi phí ăn uống do gia đình anh Tuấn cung cấp. Chị em tự động đến nấu ăn với nhau. Sau đây chúng ta sơ lược từng nhân vật chủ chốt trong xưởng sản xuất tranh ảnh của vợ chồng anh Tuấn, mà bây giờ trở thành công việc của đạo tràng hoằng pháp tự nguyện của Phật tử tiểu thương quận Gò Vấp.

 

 
 Theo Phật Pháp Nhiệm Mầu số 3 cho biết, anh Tịnh Long tức Lê Lam, một thời quá khứ từng là tay cướp khét tiếng trong nước ra đến nước ngoài, gia đình đạo công giáo dòng, thế mà đột nhiên quay đầu quy y Phật và tu hành tinh tấn.
Anh Tịnh Long đang là trưởng nhóm chuyên đi cứu trợ vùng sâu vùng xa, xóa đói giảm nghèo, trợ cấp neo đơn, làm phóng sự những gia cảnh tận cùng đau khổ. Có những gia đình 5 nguời mất sức lao động, thêm bệnh tâm thần, địa phương thương tình cho người con trai một chân bảo vệ để mỗi tháng có tiền trả nhà trọ chưa tới 5m2 cho 5 người chung sống.
Mỗi tháng anh Tịnh Long đi từ 4 đến 5 chuyến cứu trợ.
Tuy 57 tuổi, người ốm đen, nhưng mạnh khỏe, linh hoạt, giọng trọ trẹ người miền ngoài. Theo gương anh, một số người chung tay góp sức cùng anh để hoằng pháp. Mỗi chuyến đi xa như thế, anh thường đến nhận một số hình Phật kèm theo phần quà cho dân cứu trợ. Khi đến  nhận hình Phật, anh Tịnh Long cũng không quên đóng góp lại một số tiền cho xưởng để có điều kiện mua vật liệu tiếp tục sản xuất.

 

 

 

 

Đông Y Sĩ Phan văn Sang làm tại Phòng Y Tế quận Gò Vấp. Anh Sang là một Phật tử thuần thành, trường trai. Chuyên trị gai cột sống lưng, thần kinh tọa, các chứng đau đầu viêm xoang. Đặc biệt anh dùng Trái Sung trị tiêu sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận nổi tiếng, bệnh nhân trong và ngoài nước đang được anh chữa trị.
Hôm tôi đến phòng mạch, anh đang cho bệnh nhân xem những giấy kết quả siêu âm của những người bệnh đang giảm bớt và hết sỏi. Anh vừa tiếp khách, vừa khám điều trị cho bệnh nhân, bên cạnh chiếc máy in màu kết nối với chiếc laptop cũ kỹ, vừa in tranh ảnh Phật để cung ứng cho cơ sở sản xuất nơi anh Tuấn thực hiện. Đặc biệt, Tăng, Ni và người nghèo, anh chữa trị miễn phí, và anh cho bệnh nhân (dù chưa quen biết) có hoàn cảnh khó khăn lấy thuốc trước về uống rồi trả tiền sau mà không bao giờ ghi sổ nợ.
Anh nói: “Chỉ sợ mình chữa không hết bệnh, chứ không sợ bệnh nhân không trả tiền!”
Tôi hỏi: “Nhưng nếu họ không đến trả thì sao?”
Anh nói: “Coi như mình làm từ thiện!” (cười)
Trải qua 10 năm tham gia khám bệnh, chữa bệnh miễn phí ở các chùa, nay anh đã xin ra làm y tế phường. Gia đình anh hiện nay còn đang ở nhà thuê, tuy mức thu nhập khiêm tốn từ nghề Đông Y, mỗi tháng anh vẫn phát tâm trích một phần tịnh tài để đóng góp sản xuất hình Phật, đi cứu trợ... cuộc sống đạm bạc, tánh tình vui vẻ, chất phát.
 
Anh Tuấn, 3 năm trước vẫn là một nhân viên nhà nước bình thường, theo vợ tham gia đạo tràng một số chùa, bỗng dưng có một ý tưởng rất thoáng và rất thực - mình tu phải làm gì lợi ích cho đời, phải phụ giúp việc hoằng pháp theo khả năng - Rồi anh bắt đầu mần mò chỉnh sửa tranh ảnh, từ từ cung ứng cho một số nơi thờ phượng. Và từ đó trở thành một nơi quy tụ các tâm hồn cao thượng phục vụ vô ngã. Nơi anh là điểm tự nguyện, vì thế chẳng ai nhắc nhở ai, theo việc mà học theo khả năng mà làm. Mọi nguời vui vẻ như đang ở trong một ngôi chùa. Do tâm nguyện phục vụ hoằng pháp, mọi anh chị em đến với nhau thật thoáng và thân thiện hiếm có.

 

 
 Lương y Phan Văn Sang

 

 

Anh Tuấn, ba năm trước vẫn là một công nhân bình thường, theo vợ tham gia đạo tràng một số chùa, bổng dưng có một ý tưởng rất thoáng và rất thực - mình tu phải làm gì lợi ích cho đời, phải phụ giúp việc hoằng pháp theo khả năng, bắt đầu mần mò chỉnh sửa tranh ảnh, từ từ cung ứng cho một số nơi thờ phượng và từ đó trở thành một nơi quy tụ các tâm hồn cao thượng phục vụ vô ngã. Nơi anh là điểm tự nguyện, vì thế chẳng ai nhắc nhở ai, theo việc mà học theo khả năng mà làm. mọi nguời vui vẻ như đang ở trong một ngôi chùa. Do tâm nguyện phục vụ hoằng pháp, mọi anh chị em đến với nhau thật thoáng và thân thiện hiếm có.

Vợ anh Tuấn, chị Liên, người miền Bắc, Tỉnh Vĩnh Phúc, do duyên lành nhiều đời nên gặp Phật Pháp sớm, năng nổ mọi Pháp sự, từ đó, giúp chồng cùng tu và gia đình trường trai. Nhà ở cuối F 5 Gò Vấp giáp ranh  quận Bình Thạnh; Chị có ba trai, cháu bé 9 tuổi đã đòi xuất gia, cháu hiện theo thầy tu ở Vĩnh Phúc. nhờ căn duyên sâu dầy, cháu xa cha mẹ không hề quyến luyến, thường điện vào Nam khoe tự lo vệ sinh cá nhân và làm việc chùa để cha mẹ yên lòng.

 

 
 
Từ trái qua phải: anh Ngọc, anh Chánh (tài xế sư Thiện Tâm), anh Tuấn, Lê Lam (Tịnh Long), anh Sang (Đông Y Sĩ ), Cô Trang (thư ký anh Tịnh Long), chị Liên (vợ anh Tuấn).

 

 

 

Vợ anh Tuấn, chị Liên, người Hà Nội, do duyên lành nhiều đời nên gặp Phật Pháp sớm, năng nổ mọi Pháp sự. Từ đó, giúp chồng cùng tu, trường trai, tụng kinh, niệm Phật. Nhà ở cuối F 5 Gò Vấp, giáp ranh quận Bình Thạnh. Chị có ba trai, cháu bé 9 tuổi đã đòi xuất gia, cháu hiện theo thầy tu ở chùa Thanh Lanh, xã Trung Mỹ, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Nhờ căn duyên sâu dầy, cháu xa cha mẹ không hề quyến luyến, thường điện vào Nam khoe tự lo vệ sinh cá nhân và làm việc chùa để cha mẹ yên lòng.
Một gia đình hy sinh cho việc hoằng pháp, giúp đỡ các huynh đệ cùng hành thiện tu tập và dứt tình máu mủ cho con hãy còn bé để vào cửa Phật quả là việc không dễ.
Cuộc sống gia đình không dư dả, nhờ hồng ân Tam Bảo, vẫn đủ cho mọi người hàng ngày đến phụ việc và ăn uống. Tính tình xởi lởi vui vẻ của anh chị đã tạo sự gần gủi cho mọi người đến với nhau.
Anh Chánh, tài xế cho sư Thiện Tâm chùa Phổ Minh Gò Vấp cũng thường xuyên có mặt nơi xưởng để phụ giúp việc sản xuất; người hiền, vui tính và nhiệt tình.
Chị Hà, Pd Diệu Hải, chồng thương binh cụt hai chân sát háng, thêm bệnh về não. Sống nhờ lương phế binh. Mỗi sáng chị lo vệ sinh và ăn uống cho chồng, chuẩn bị thức ăn trong ngày. Sau đó chị luôn có mặt tại các chùa, chạy lo thực phẩm và mọi nhu cầu cho chùa. Xưởng tranh ảnh Phật cũng là nơi chị thường xuyên có mặt, hoặc nấu cho thợ ăn, hoặc bắt tay vào phụ giúp các khâu... tính tình vui vẻ hoạt bát.
Còn rất nhiều những tấm lòng vị tha của các chị em tiểu thương chợ Gò Vấp, họ không trực tiếp tham gia sản xuất tranh ảnh thì cũng đóng góp tịnh tài tịnh vật để các thành phẩm luôn có thừa cho những nơi yêu cầu.
Trong cuộc sống khó khăn về kinh tế hiện nay, vẫn không thiếu những tấm lòng mà cuộc sống của họ không mấy dư dả.
Trong xã hội đầy rẫy tội phạm, lòng người xấu xa, ích kỷ thì lại vẫn tồn tại những tâm hồn vị tha, trong sáng.

 

Lắm kẻ giàu có bằng sự bất chính thì lại không thiếu những người buông xả vì mọi người. Những người như thế, hầu hết là tín đồ Phật giáo. Vì vậy, với những tấm lòng Bồ Tát mới có hàng ngàn xuất cơm từ thiện trong các bệnh viện, cơm từ thiện xã hội cho người lao động và sinh viên nghèo. Xây cầu, đóng giếng, cứu trợ, cất nhà tình thương, phòng thuốc từ thiện... bây giờ lại có nơi sản xuất tranh ảnh Phật và lại có người phát tâm đến từng gia đình thiết kế bàn thờ Phật cho những ai mong muốn.
Chúng ta hy vọng, quần chúng Phật tử, dù chưa thâm hiểu giáo lý, nhưng hạnh nguyện tâm từ cũng một phần làm sáng tỏ giáo lý Phật Đà để chuyển hóa xã hội hiện nay qua việc làm vô ngã như thế.
Cầu Hồng Ân chư Phật gia trì cho những tấm lòng Hoằng Pháp âm thầm được thoát mọi vô minh, mãi sống trong ánh sáng Như Lai.

 

 
Cùng với đoàn đi cứu trợ đồng bào nghèo nơi vùng sâu vùng xa.
 
 
 
 Miệt mài bên những tấm hình Phật

 
 
Quý Phật tử muốn phát tâm đóng góp, ấn tống xin liên lạc:
Phật tử Lương Y PHAN VĂN SANG
Phòng khám Đông Y: số 7 Nguyễn văn Nghi, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
ĐT: 0902323549 

 

 

 Minh Mẫn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin