Chi tiết tin tức

Kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông liên quan đến Phật giáo

18:38:00 - 05/01/2018
(PGNĐ) -   Ngày 04/01/2018, ngày thứ 3 của khóa tập huấn truyền thông Phật giáo – nghiệp vụ thư ký, Ban tổ chức cung thỉnh Giảng sư TT.Thích Tâm Hải – Phó Tổng Thư ký tòa soạn báo Giác Ngộ giảng dạy cho học viên.
 

Thượng tọa nêu khái niệm thông tin (communication) là quá trình chia sẻ thông tin, một kiểu tương tác xã hội, trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung, ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận, sử dụng các phương tiện để truyền tải một cách linh hoạt, nếu không linh hoạt trong phản ánh sẽ gây ảnh hưởng khủng hoảng truyền thông. Là một phương tiện hoằng pháp hết sức đa dang, hoằng pháp đã được truyền tải thông qua truyền thông, nhưng đó là một thách thức dễ sinh ra việc khủng hoảng.

 

Với thời đại thông tin thì bắt đầu từ sự mâu thuẫn giữa giá trị đạo đức truyền thông và hành vi của một cá thể mang yếu tố độc, lạ, hiếm, v.v… hoặc lợi dụng vào Phật giáo, cá nhân hoặc tập thể không thiện cảm với Phật giáo gây nên khủng hoảng truyền thông hiện bây giờ về góc độ Phật giáo, gây cho đại đa số quần chúng hiểu nhầm về cái đẹp trong Phật giáo thời bây giờ.

 

Lợi nhuận, trục lợi gây nên sự khủng hoảng truyền thông Phật giáo, một bộ phận kẻ xấu đã tận dụng khai thác ở lĩnh vực mạng xã hội với hình thức cá nhân tham gia mạng xã hội, tự do phát tán những hình ảnh thiếu chân thật mang tính chất xuyên tạc. Muốn khắc phục được sự khủng hoảng truyền thông đối với Phật giáo bây giờ, mỗi cá nhân tăng ni, phật tử phải luôn phát huy cái giá trị đạo đức Phật giáo, làm được vậy sẽ không có những thành phần xấu xuyên tạc được Phật giáo.

 

Xử lý như thế nào? Khi xảy ra khủng hoảng truyền thông Phật giáo, mỗi cá nhân phải định tĩnh, phán đoán khoanh vùng sự kiện khi xảy ra, kiểm tra các trang mạng đăng tải và đối tượng gây ảnh hưởng. Xử lý điều tra, lắng nghe người xung quanh về một vấn đề khủng hoảng, nắm hết tin tức có ảnh hướng đến Phật giáo hay không? Trấn an dư luận bằng cách chọn kênh phát ngôn chính thức về truyền thông và xác định lập trường viết những thông tin phản bác bằng những thông điệp giải thích vụ việc khi xảy ra khủng hoảng. Những bất cập những thông tin mà mất nét đẹp của người tu sĩ thời bấy giờ, khi đã lấy lại những thông tin đẹp của Phật giáo từ đó chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm.

 

Với Phật giáo chúng ta cần phải củng cố tăng đoàn, giáo dục hoằng pháp về quan điểm văn hóa đạo đức Phật giáo, hướng dẫn phật tử hộ trì đúng chánh pháp. Đăng tải những bài viết của tác giả đúng chức năng tạo nên sức mạnh của truyền thông qua các mạng xã hội, nâng nét đẹp hợp lý vào khế cơ khế lý của nhà Phật. 

Quan trọng muốn xử lý khủng hoảng truyền thông bằng ngôn ngữ đặc thù của Phật pháp – Ái ngữ, xử lý kịp thời, khủng hoảng sẽ leo thang. 

Xử lý khủng hoảng phải bằng phương pháp tiên quyết thái độ căn bản cho mọi ứng xử trong quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông bằng tâm chân thành.

Thích Tâm Hải

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin