Chi tiết tin tức

Nghệ thuật Phật giáo và hàng nhái

17:17:39 - 24/07/2013
(PGNĐ) -  Vài ba năm nay, xuất hiện một số hoạ sỹ, nhạc sỹ, nhà thơ cho ra đời những tác phẩm lạ. Họ sáng tác nhanh như "nhập đồng", mà báo chí gọi là tranh thiền, thơ thiền, nghệ thuật Phật giáo...

Xin chớ vội vàng, không phải sáng tác nào có dán mác Phật giáo thì cũng được gọi là "tác phẩm Phật giáo".

Một hoạ sỹ nổi tiếng, vẽ tranh nhanh như chớp trong trạng thái đặc biệt. Nhiều phóng viên ca ngợi "tranh thiền" của vị ấy. Nhưng sự thực, khi tôi xem hoạ sỹ này ngồi thiền và nhận năng lượng theo kiểu ngoại đạo (nếu không muốn nói là tà đạo) thì tôi biết là vị ấy đang vẽ tranh trong trạng thái "nhập đồng", không phải là thiền Phật giáo.

Cũng có vị giáo sư nổi tiếng, sáng tác thơ trong "hành trạng" đặc biệt. Trên website cá nhân, giáo sư đã công bố một số thông tin lạ trong khi sáng tác (thực chất là vị ấy bị rơi vào tà kiến). Vậy mà báo chí tôn vinh, ca ngợi tác phẩm ấy là "thơ thiền". Cho dù tác giả là một Phật tử tại gia, mến mộ Phật giáo, thích sáng tác về chùa chiền thì cũng không thể vội vàng kết luận "chất thiền" trong sáng tác của họ được.

"Bởi một người có đời sống giới luật nghiêm túc, có đạo hạnh tôn quý, có tuệ giác khinh linh siêu thoát. Họ sống thiền trong từng hơi thở, từng sát-na thì mới có thể gửi gắm "chất thiền" vào tác phẩm của họ." - Thiền sư Giới Đức.

Nhà phê bình Nguyên Hòa đã rất thận trọng khi nhận định như thế này: Xin chớ nghĩ hễ trong bài thơ có hình ảnh chùa chiền, non cao, bóng núi, cây đá, mây trời, trăng treo, tiếng hạc... là bài thơ có chất Thiền! Xin hãy hiểu rành rẽ về Thiền và thơ Thiền rồi hãy viết, kẻo lại rơi vào cảnh ngộ ‘vẽ rắn thêm chân’!

Có người lại suy luận, có lẽ do tác giả nhập định sâu thì mới sáng tác như thế được.

Thiền sư Giới Đức cho biết: “Theo thuật ngữ của nhà Phật thì “nhập định sâu” thật sự là phải đóng hết cả sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý); trong trạng thái ấy, hành giả đâu có thể khởi tư duy mà làm thơ, vẽ tranh hay sáng tác nhạc được?! Hàng ngàn người tu thiền định thứ thiệt họ biết rõ điều đó; nói chuyên môn một chút là phải xuống “cận hành định” mới khởi “tầm và tứ” tức là khởi ý niệm và suy nghĩ được!"

Với hiện tượng sáng tác trong hành trạng đặc biệt, mà người ta gọi là "nhập đồng, mượn bút", Thiền sư Giới Đức đã giải thích như sau:

"Theo nhà Phật, một người tu Phật có chánh kiến, không bao giờ tin việc nhập thần, giáng bút là của thánh thần tiên Phật. Nếu có giáng bút, chúng chỉ là ma quỷ (ngạ quỷ, dạ xoa, a tu la) mà thôi. Tin ba cái chuyện mê hoặc ấy là tà kiến. Vậy, nếu có thì “nhập đồng, mượn bút” chỉ là ma quỷ."

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin