Chi tiết tin tức

Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam và thế giới ngày 2/5

22:28:00 - 02/05/2020
(PGNĐ) -  Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 92.837 trường hợp nhiễm COVID-19 và 5.557 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh COVID-19 trên toàn cầu tăng lên 3.394.965 người, trong đó có 239.302 ca tử vong.

Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam

Sáng 2/5: Việt Nam đã sang ngày thứ 16 không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng

Đến 6 giờ ngày 2/5, Việt Nam bước sang ngày thứ 16 tiếp tục không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng, nhưng người dân cần tích cực thực hiện phòng bệnh.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 30.517 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 244; cách ly tập trung tại cơ sở khác 5.540; cách ly tại nhà, nơi lưu trú 24.733

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới

 

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Moskva, Nga ngày 20/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Moskva, Nga ngày 20/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 2/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 3.394.965 ca trong đó có 239.302 người đã tử vong.

Dịch bệnh đến nay đã xuất hiện và lây lan ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 1.079.298 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, trong khi còn 51.332 người trong tình trạng nguy kịch.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19, với 1.128.555 ca mắc bệnh và 65.668 ca tử vong. Xếp sau Mỹ vẫn là các quốc gia châu Âu, gồm Tây Ban Nha với 242.988 ca mắc COVID-19 và 24.824 ca tử vong. Tiếp đó là Italy - với 207.428 ca mắc COVID-19 và 28.236 ca tử vong. Anh hiện có 177.454 ca mắc COVID-19, trong đó có 27.510 ca tử vong, tiếp đó là Pháp với 167.346 ca mắc và 24.594 ca tử vong, Đức là 164.077 ca mắc và 6.736 ca tử vong.

 

Nhân viên y tế chờ bên dãy xe cứu thương ngoài bệnh viện Pokrovskaya ở St.Petersburg, ngày 28/4. Ảnh: AP

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 1/5 tuyên bố dịch COVID-19 vẫn là "tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế" (PHEIC), khi mà bệnh lây lan ngày càng rộng tại các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém. Theo ông Tedros, WHO sẽ "tiếp tục phối hợp với các quốc gia và đối tác để cho phép hoạt động đi lại thiết yếu, cần thiết cho công tác ứng phó với đại dịch, cứu trợ nhân đạo và vận chuyển hàng hóa, cũng như để các nước có thể dần nối lại hoạt động đi lại thông thường của hành khách.

Tổng giám đốc WHO cũng cho biết Ủy ban Khẩn cấp sẽ được tái triệu tập trong vòng 3 tháng. Cuộc họp thứ 3 của Ủy ban Khẩn cấp liên quan tới đại dịch COVID-19 được tổ chức hôm 30/4.

Theo số liệu của hãng tin AFP tổng hợp từ các nguồn chính thức tính tới 0h40 phút ngày 2/5 (giờ Hà Nội), số ca tử vong do COVID-19 tại châu Âu đã vượt ngưỡng 140.000 người. Châu Âu là lục địa chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với 1.495.293 ca mắc bệnh và 140.096 ca tử vong trong số 234.987 người tử vong vì dịch bệnh trên khắp thế giới. Các nước châu Âu có số ca tử vong lớn nhất do COVID-19 là Italy với 28.236 người, tiếp đến là Anh, Tây Ban Nha và Pháp với số người tử vong ở mỗi nước lần lượt là 27.510, 24.824 và 24.594 ca.

 

Minh Chính

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin