Chi tiết tin tức

Chùa Bằng: Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu 2014

19:58:00 - 04/08/2014
(PGNĐ) -  Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, lễ Vu Lan từ lâu đã thành một ngày trọng đại, không thể thiếu được trong hệ thống các hoạt động văn hoá tâm linh nói chung, văn hoá Phật giáo nói riêng.
Vu Lan hay Vu Lan bồn có nguồn gốc từ chữ phạn Ullambana, dịch sang tiếng Hán ngữ là Giải đảo huyền, tức là gỡ khỏi nạn treo ngược – theo nghĩa tiếng Việt. Hiểu rộng ra là nhờ vào sự thành tâm chú nguyện của Thập phương chư Tăng mà chúng ta có thể cứu được cha mẹ, tổ tiên thoát khỏi cảnh tội đồ, cầu nguyện cho chúng sinh được siêu thoát, khỏi vòng sinh tử luân hồi. 
Ngày lễ Vu Lan chính là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”...
Tối ngày 02 tháng 08 năm 2014, nhằm ngày 07 tháng 07 năm Giáp Ngọ, nằm trong chương trình của khóa tu Vu Lan Báo Hiếu lần thứ IV năm 2014, Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm cùng chư tôn đức Tăng bản tự đã trang nghiêm trọng thể tổ chức Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu PL2558 – DL2014.
Đúng 19h30’, ba hồi chuông trống bát nhã vang lên, các Phật tử trang nghiêm chắp tay búp sen, cất cao tiếng niệm Phật cung đón chư tôn đức quang lâm lễ đài để chứng minh buổi lễ.
Báo nghĩa cù lao, chín tháng cưu mang tình biển rộng
Đền ơn cúc dục, ba năm nhũ bộ đức trời cao
Chứng minh buổi lễ có: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Hoằng Pháp TW GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN thành phố Hà Nội cùng chư tôn đức Tăng chùa Bằng, chùa Ích Minh – Bắc Giang.
Về phía chính quyền có: Trung tướng Đỗ Kim Tuyến - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm Bộ Công an; Ông Nguyễn Thế Hùng – Bí thư Đảng ủy Phường Hoàng Liệt; ông Nguyễn Đình Tuất – Bí thư khu dân cư Bằng A cùng đông đảo nhân dân, tín đồ Phật tử gần xa và sự tham dự của hơn 600 khóa sinh tham dự khóa tu.
 
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
Mở đầu chương trình là nghi thức dâng hoa cúng dàng Tam Bảo của các em khóa sinh tham dự khóa tu Vu lan. 40 bạn trẻ trong tà áo dài truyền thống của dân tộc, dần tiến về phía lễ đài, nhịp nhàng, chậm rãi, trang nghiêm... Không gian tưởng chừng như ngưng đọng lại, cả hội chúng chìm trong khoảnh khắc thiêng liêng cùng hướng tâm thành tri ân Đức Bản Sư.
 
  
  
  
  
 
Tiếp theo, Phật tử Diệu Tường đã đọc bài “Cảm niệm công ơn cha mẹ”. Trong tiếng nhạc bài “Lòng mẹ” da diết, toàn thể đại chúng đều không thể nén nổi niềm xúc động khôn nguôi, những hình ảnh về cha mẹ đang ùa về trong trái tim mỗi người, để rồi đâu đó những giọt nước mắt lăn dài, những tiếng nấc nghẹn ngào vang lên từ trong tâm khảm…
Một trong những phần quan trọng nhất của buổi lễ và cũng là đặc trưng của ngày Vu Lan, đó là nghi thức cài hoa hồng. Những bông hoa đã được các bạn trẻ mang đến cài lên ngực áo từng người tham dự buổi lễ. Mỗi màu hoa – lại mang trong mình một ý nghĩa khác nhau. Bông hoa đỏ dành tặng cho những ai may mắn còn cha, còn mẹ trên đời này để yêu thương, chăm sóc. Những bông hồng lại dành cho ai đó chỉ còn cha, hoặc còn mẹ. Những bông hoa trắng để chia sẻ với những ai mang nỗi đau vì không còn cha, còn mẹ, màu hoa trắng như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất, từ đó mà sống sao cho tốt, cho phải với ơn sinh thành dưỡng dục của hai đấng sinh thành.
“Bông hồng con cài áo hôm nay là cả một hành trang
Để con biết rằng mình hạnh phúc biết bao vì vẫn còn có mẹ
Mùa báo hiếu về rồi mẹ ơi, nơi này con lặng lẽ
Gửi về mẹ
Cả một bầu trời nhung nhớ rộng yêu thương!”
 
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
Sau nghi thức cài hoa hồng là nghi lễ dâng y cúng dàng của đại diện Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa và đại diện các bạn khóa sinh.
 
  
  
  
  
  
  
  
  
 
Trong buổi lễ, Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm đã có lời đạo từ nói lên ý nghĩa ngày Vu Lan báo hiếu và hình ảnh bông hồng cài áo. Hòa thượng đã đưa đại chúng trở về với những phút giây tĩnh lặng, quán chiếu lại tận sâu trong trái tim mình về với Tứ Trọng Ân: Ơn Tam Bảo - Ơn quốc gia xã hội, quê hương đất nước - Ơn cha mẹ sinh thành, thầy cô dạy bảo, Sư trưởng tế độ - Ơn đồng bào nhân loại. Đặc biệt Hòa thượng nhấn mạnh tới tình mẫu tử, tình mẹ cao cả nhất trong đời người con. Dù là người hay loài vật, tình mẫu tử vẫn là tình cảm thiêng liêng nhất.
Mẹ mãi muôn đời mẹ của con
Dù Nam Hải cạn Thái Sơn mòn
Trái tim in bóng thời thơ mộng
Tuổi ngọc ngà vương nét lệ son
 
 
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
Toàn thể đại chúng đã một lần nữa lắng đọng tâm tư, nghẹn ngào xúc động trong nghi thức “Dâng trà” của chư tôn đức và các bạn khóa sinh.
 Trước bàn thờ Phật và bàn thờ Tiên tổ, Hòa thượng trụ trì cùng chư tôn đức Tăng và đại diện Phật tử đã quỳ trước Phật đài, dâng trà cảm niệm tri ân tới Tứ Trọng Ân.
Chén trà trong hai tay
Chính niệm nâng tròn đầy
Thân và tâm an trú
Bây giờ và ở đây
Sau đó, 40 bạn nữ đại diện cho các khóa sinh – cho thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước đã thành kính quỳ trước các bà, các bác, các chú – là những bác công quả, những người giữ an ninh trật tự của khóa tu, là những người đáng tuổi cha – tuổi mẹ, để dâng lên chén trà bằng cả tấm lòng tri ân sâu sắc nhất.
Giây phút ấy, các bạn đã hiểu được: Làm người sống trên đời, không thể nào được phép quên chữ Hiếu, chữ Nghĩa và tinh thần Tứ Ân cao cả, phải biết tri ân, báo ân không phải chỉ là một ngày, mà là cả một đời người. Đó mới chính là tinh thần của người Việt, tinh thần của Phật giáo. 
 
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Nguồn: Theo Chùa Bằng

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin