Chi tiết tin tức

Đại đức Thích Giác Hưởng bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ Triết học

19:40:00 - 13/05/2017
(PGNĐ) -  Ngày 11 tháng 05 năm 2017 (tức ngày 16 tháng 05 năm Đinh Dậu), tại Hội trường Văn phòng Bộ môn Tôn giáo học – Trường Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra buổi bảo vệ luận văn Thạc sĩ – chuyên ngành Tôn giáo học, của Đại đức Thích Giác Hưởng (Trương Văn Hưởng), theo quyết định số 857/QĐ/XHNV, ngày 18/04/2017 của Hiệu trưởng trường đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội. Với tên đề tài: Sơn môn Phật giáo Linh Quang - Trà Lũ Trung ở tỉnh Nam Định. Sau một thời gian làm việc Hội đồng khoa học đã đánh giá rất cao công trình nghiên cứu và đã chấm với tổng số điểm 9.5/10.

Buổi lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ của Đại đức Thích Giác Hưởng

 

Tham dự có Thượng tọa Thích Thanh Giác - ủy viên HĐTSGHPGVN, Phó Ban thường trực Ban Hoằng pháp trung ương, Trưởng Ban điều hành Sơn môn Phật giáo Linh Quang - Trà Lũ Trung; Thượng tọa Thích Thanh Trường - Chứng minh Sơn môn Phật giáo Linh Quang - Trà Lũ Trung. Về phía Hội đồng khoa học chấm luận văn có: PGS.TS Trần Thị Kim Oanh - Chủ nhiệm Bộ môn Tôn giáo học - Trường Đại học KHXH&NV - Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS. Chu Văn Tuấn - Viện nghiên cứu Tôn giáo - Phản biện 1; PGS.TS. Ngô Hữu Thảo - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phản biện 2; PGS.TS. Đặng Thị Lan - Trường Đại học KHXH&NV - Thư ký; TS. Lê Bá Trình - PCT ủy ban TW MTTQVN - Ủy viên; PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương - Viện nghiên cứu Tôn giáo - Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam là người hướng dẫn khoa học, cùng sự hiện diện đông đảo Chư tôn đức Tăng Ni trong Sơn môn Phật giáo Linh Quang - Trà Lũ Trung, các thầy cô giáo, bạn bè đã đến tham dự. 

 

Hội đồng chấm luận văn và chư tôn đức trong sơn môn chúc mừng Đại đức Thích Giác Hưởng bảo vệ thành công luận văn

 

Hiện nay, với việc điều hành, tổ chức hành chính theo chiều dọc, bên cạnh sự thống nhất lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vai trò của các Sơn môn, hệ phái lại dần bị mờ nhạt. Nhất là vai trò của Sơn môn, hệ phái trong việc tổ chức nhân sự, giáo dục, tiếp Tăng độ chúng, truyền trao giới pháp, việc quản lý Tăng, Ni. Trong khi đó, khối lượng công việc quản lý hành chính của các Ban, Ngành, Viện trực thuộc Giáo hội Phật giáo lại quá lớn, sự phát triển của Tăng đoàn không ngừng gia tăng, đội ngũ Tăng, Ni làm công tác quản lý hành chính của Giáo hội Phật giáo có hạn. Chính từ những bất cập này, làm nảy sinh nhiều vấn đề bất ổn trong Tăng đoàn, Giáo hội không quản lý, kiểm soát hết được mọi mặt đời sống sinh hoạt, cũng như quá trình tu tập của Tăng, Ni, từ đó làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đứng trước tình hình như vậy, các vị lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chủ trương củng cố lại tổ chức của các Sơn môn, hệ phái và giao nhiều quyền hạn cho các Sơn môn, hệ phái. Về phía các Sơn môn, hệ phái cũng có mong muốn củng cố lại Sơn môn, hệ phái của mình để: Giữ gìn tổ ấn, tông phong Tốt đời, đẹp đạo giữa lòng nhân gian Sơn môn Phật giáo Linh Quang - Trà Lũ Trung tỉnh Nam Định được Hòa thượng Thích Phổ Liên sáng lập vào năm 1815, cho đến nay Sơn môn trải qua 202 năm truyền thừa và phát triển với 11 thế hệ Tăng, Ni Cho đến ngày nay, tổng cộng trong Sơn môn có 290 vị Tăng, Ni, trong đó có 118 vị Tăng, 172 vị Ni. Các vị Tăng, Ni trong Sơn môn trụ trì cũng như kiêm nhiệm trụ trì trên 300 ngôi chùa ở các tỉnh thành trong cả nước, thậm chí cả ở nước ngoài như Pháp. Lịch sử ra đời của Sơn môn Phật giáo Linh Quang - Trà Lũ Trung tuy mới thành lập trong những thế kỷ gần đây, nhưng các thế hệ Tăng, Ni trong Sơn môn làm được nhiều Phật sự đóng góp cho công cuộc phát triển Phật giáo Việt Nam qua các thời đại, cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. 

 

Tân Thạc sĩ - Đại đức Thích Giác Hưởng tặng hoa cám ơn Hội đồng chấm luận văn

 

Sơn môn Phật giáo Linh Quang - Trà Lũ Trung hình thành tại vùng đất mới Trà Lũ - Xuân Trường ven biển tỉnh Nam Định, nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo quần chúng nhân dân lao động tại địa phương. Từ Cụ Trần Đào Canh là người cải gia vi tự, cho đến thế hệ thứ ba là Hòa thượng Thích Phổ Liên được đắc pháp với Hòa thượng Giác Viên thuộc Sơn môn Bằng Sở, sau đó Hòa thượng về quê nhà kế tục tâm nguyện cũng như sự nghiệp của ông, cha. Từ đó, Hòa thượng Phổ Liên khai sáng ra Sơn môn Phật giáo Linh Quang - Trà Lũ Trung. Sơn môn ra đời dựa vào tư tưởng của dòng thiền Lâm Tế - Long Động, do Thiền sư Chân Nguyên sáng lập. Tư tưởng thiền Lâm Tế và tư tưởng thiền Trúc Lâm kết hợp với nhau cùng với tín ngưỡng bản địa, tạo ra sức sống, sức hút mãnh liệt của Tăng, Ni trong Sơn môn Phật giáo Linh Quang - Trà Lũ Trung đối với những người dân. Trong bối cảnh xã hội từ lúc thành lập Sơn môn cho đến ngày nay, Phật giáo nói chung, Tăng, Ni thuộc Sơn môn Phật giáo Linh Quang - Trà Lũ Trung nói riêng, gặp biết bao nhiêu biến thiên của lịch sử dân tộc. Thế nhưng, Tăng, Ni trong Sơn môn không ngừng mở rộng phát triển phạm vi ảnh hưởng của mình từ trong một địa phương ra các nơi của tỉnh Nam Định, các tỉnh thành trong cả nước, thậm chí cả ở nước ngoài. Để có được thành quả phát triển huy hoàng như ngày hôm nay, Tăng, Ni trong Sơn môn dựa vào tinh thần “khế lý, khế cơ, khế xứ, khế thời” hoằng dương Phật pháp. Đối với những người tri thức có thể dùng những tri thức thiền của Lâm Tế - Trúc Lâm đầy tính cao siêu và huyền diệu để thu hút họ. Đối với những người bình dân thì Tăng, Ni trong Sơn môn “dĩ bất biến, ứng vạn biến” để động viên, an ủi, hướng dẫn họ biết dùng câu niệm Phật A Di Đà để vượt qua trong những lúc khó khăn hoạn nạn... 

 

TT. Thích Thanh Giác, đại diện sơn môn chúc mừng tân Thạc sĩ - Đại đức Thích Giác Hưởng

 

Trong lịch sử tồn tại và phát triển của Sơn môn Phật giáo Linh Quang - Trà Lũ Trung, Tăng, Ni trong Sơn môn đóng góp rất nhiều công sức cho sự nghiệp xây dựng Đạo pháp và bảo vệ Dân tộc. Về mặt Đạo pháp: Tăng, Ni thực hiện lời di huấn của Đức Phật, mang giáo pháp đi khắp nơi để truyền bá nhằm làm lợi lạc cho quần sinh, góp phần nhỏ bé của mình cho sự nghiệp phát triển Phật giáo Việt Nam. Đối với Dân tộc: trong hoàn cảnh đất nước bị các thế lực bên ngoài xâm lăng. Đứng trước hoàn cảnh đó, Tăng, Ni trong Sơn môn luôn thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc là trên hết, luôn sẵn sàng đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong thực tế, có các vị cao Tăng trong Sơn môn như: Hòa thượng Thích Tâm Thi, Hòa thượng Thích Nguyên Thái, Hòa thượng Thích Nguyên Tế, Hòa thượng Thích Quảng Lãm, Hòa thượng Thích Quảng Quyết, Hòa thượng Thích Thanh Lịch, Hòa thượng Thích Thuận Đức, Hòa thượng Thích Thanh Hiền, Hòa thượng Thích Thanh Quang, Hòa thượng Thích Tâm Thông, Thượng tọa Thích Thanh Giác… trực tiếp tham gia vào các hoạt động Phật sự cũng như công tác xã hội, để phụng sự Đạo pháp, bảo vệ Dân tộc. 

 

Đại đức Thích Mật Tôn tặng hoa chúc mừng

 

Khi đất nước thống nhất, đặc biệt là khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thống nhất vào năm 1981 Tăng, Ni trong Sơn môn Phật giáo Linh Quang - Trà Lũ Trung, đoàn kết một lòng với các Sơn môn, hệ phái khác, xây dựng Giáo hội vững mạnh. Đồng thời Tăng, Ni trong Sơn môn trong quá trình hoạt động luôn thực hiện đúng giới luật của Đức Phật chế định, cũng như Hiến chương, Nội quy Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề ra “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Để đáp ứng với nhu cầu phát triển của đất nước, đồng thời tạo ra động lực phát triển vững mạnh, nhằm duy trì truyền thống của Sơn môn. Vào ngày 15 tháng 03 năm 2015 Tăng, Ni trong Sơn môn Phật giáo Linh Quang - Trà Lũ Trung, tiến hành Hội nghị củng cố lại Sơn môn, đưa ra được bản Thanh quy riêng cho Sơn môn của mình. Bản Thanh quy này dựa trên giới luật của Đức Phật chế định, Hiến chương, Nội quy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, quy định, pháp luật của Nhà nước ban hành và tình hình thực tiễn của Sơn môn. Bản Thanh quy được thực hiện trở thành “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động Phật sự, sức mạnh đoàn kết, trên dưới một lòng tiến tới thực hiện thắng lợi những phương hướng mà Sơn môn đề ra “phụng sự Đạo pháp - phục vụ Dân tộc”. 

 

Tin và ảnh: Đại đức Thích Mật Tôn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin