Chi tiết tin tức

Cảm nhận từ cuộc Giao lưu “Phật pháp với Võ Đạo”

07:55:00 - 24/10/2014
(PGNĐ) -  Tôi may mắn được dự cuộc Giao lưu “Phật pháp với Võ Đạo” tại võ đường Karatedo Đoàn Long tại Trung tâm thể dục thể thao quận Đống Đa, 75, Đặng Văn Ngữ, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Trong thời đại giao lưu, hội nhập; khi các mối quan hệ xã hội trở nên mong manh, các giá trị truyền thống dễ bị lung lay, biến dạng, cả hoà tan; xem ra chỉ có võ là còn giữ truyền thống “tôn sư trọng đạo”, là còn trọng lễ và giữ lễ.
 



Đại đức Thích Hoằng Trí và Võ sư Đoàn Đình Long tại buổi giao lưu
 

Tại buổi giao lưu Võ sư Đoàn Đình Long người sáng lập ra môn phái Karatedo tại Việt Nam đã mời Đại đức Thích Hoằng Trí – tân tiến sỹ Ngữ văn Hán nôm - giảng sư Trung cấp Phật học Lâm Đồng đến giao lưu với 200 võ sinh tại Võ đường. Tại buổi giao lưu Đại đức Thích Hoằng Trí đã chia sẻ:
 
Học võ là học để biết mình là ai, biết cách hun đúc mình, hoàn thiện mình, có niềm tin và tự hào về mình. Mất niềm tin là tự đánh mất vũ khí của mình. Niềm tin, đối với người trí thức, đó là sức mạnh nội tâm; đối với bậc thiền sư, đó là tinh thần vô uý; đối với người học võ, đó là dũng khí của người chiến sĩ. Mất niềm tin, con người hoặc rơi vào tự ti, trầm cảm; hoặc trở nên hung hăng, gây hấn. Chỉ có bản lĩnh, có niềm tin, người học võ mới có sức mạnh để thể hiện cái đức nhân ái, khiêm tốn, nhún nhường, và tôn trọng người khác.

 

 
Đại đức Thích Hoằng Trí thuyết giảng tại buổi giao lưu
 
Tuỳ theo từng mối quan hệ xã hội mà hành vi ứng xử khác nhau. Ví dụ, đối với cha mẹ khác đối với thầy, với bạn; đối với người thân, khác với kẻ sơ; với ân nhân khác với kẻ thù; Nhưng dù sắc thái có khác nhau thế nào, thì tất cả đều được hình thành nhân cách trên một nguyên tắc chung. Nói cách khác, nội dung ứng xử thì tuỳ từng mối quan hệ; nhưng nguyên tắc ứng xử thì chung nhất.
Nhân ái là mục đích cuối cùng của người học võ, nó giúp định hướng hành vi của người học võ. Dù nghĩ gì, làm gì, nói gì, xử sự thế nào, tất cả đều phải nhằm mục đích làm sao cho con người tốt hơn, cho mình tốt hơn, cho đời đẹp hơn. Nếu không vì lòng nhân ái, hành động của người học võ không khác chi hành động của tên cướp, nhưng nếu vì lòng nhân ái, hành động của anh ta sẽ là hành động anh hùng.

 
 
Võ sinh nêu câu hỏi về phẩm chất đạo đức người học võ


Đại Đức nhiệt tình giảng về giáo lý Phật Giáo với Võ Đạo

 
Cũng như đức tính rèn luyện tu hành của Đức Phật nói riêng và Phật giáo nói chung là quá trình tu dưỡng phẩm chất, đạo đức làm nền tảng cho hành vi ứng xử trong các mối quan hệ xã hội , tu dưỡng đạo đức, sống chân thật, trọng lễ nghĩa, kìm chế hành vi nỏng nảy, không tham lam, biết tri ân Thầy, không khoe tài, không thù hận, không đam mê tửu sắc, không quá vui khi chiến thắng, không buồn khi thất bại… có tinh thần thượng võ, Đại đức đã gắn nhiều câu chuyện có thật từ xa xưa tới đời thường trong xã hội hiện nay, mỗi một câu chuyện đều gắn liền tới đạo học làm người và nhất là với người học võ phải biết và hiểu Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
 
 
Các võ sinh chăn chú nghe thuyết giảng

 
Và tôi được biết Đầu năm 2009, ĐĐ. Thích Hoằng Trí đã sang du học tại trường Đại học Sư phạm Hoa Trung, Đại Đức có tham dự Đại hội Võ thuật tỉnh Hồ Bắc – Trung Quốc, đã đoạt giải nhất môn Đao thuật và giải nhì môn Quyền thuật. 
 

 Đại Đức Thích Hoằng Trí đoạt giải nhất môn Đao thuật và giải nhì môn Quyền thuật


 
Đại hội võ thuật đã thu hút 386 võ sinh của 28 trường Đại học và Học viện chuyên ngành trong toàn tỉnh Hồ Bắc là sinh viên, giáo viên, lưu học sinh đến từ các nước như Pháp, Pakistan, Việt Nam… tham gia và biểu diễn nhiều hạng mục công phu đặc sắc của các bộ môn: Quyền thuật (Trường quyền, Nam quyền, Thiếu Lâm, Thái cực quyền, quyền thuật truyền thống…) và binh khí (côn, đao, thương, kiếm, quạt…) được tuyển chọn kỹ lưỡng. Đây là một trong những hoạt động giao lưu văn hoá nhắm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm kết chặt thâm tình giữa sinh viên, lưu học sinh của các nước trên thế giới.  ĐĐ. Thích Hoằng Trí đại diện cho lưu học sinh là người Việt Nam duy nhất tham gia dự với hai hạng mục thi đấu và biểu diễn võ thuật Cổ truyền Việt Nam “Lão hổ thượng sơn” và “Tứ linh đao”. Với cách ra đòn cương quyết, những pha nhào lộn hấp dẫn, đẹp mắt, võ sư Thích Hoằng Trí thuyết phục tuyệt đối Ban giám khảo cũng như toàn thể võ sinh, cổ động viên tham dự.
 
 
Võ sư Đoàn Đình Long căn dặn võ sinh ghi nhớ giáo lý Phật giáo tại buổi giao lưu 

 
Tâm sự với tôi, Võ sư Đoàn Đình Long người sáng lập ra môn phái Karatedo tại Việt Nam bày tỏ nguyện vọng thiết tha, mong muốn các võ sinh của ông phải là những người có đạo đức chân chính, trí tuệ và  tài năng vượt trội, được  tu dưỡng luyện tập theo  giáo lý của Đạo Phật, ông còn cho biết  những ai tham gia luyện tập Karatedo sẽ là người có một sức mạnh phi thường, bản lĩnh vững vàng, sẽ chiến thắng mọi bệnh tật trong thân và phiền não, đau khổ trong tâm, có trí tuệ và tinh thần sáng suốt, thành đạt trong xã hội để sống có ích lợi  cho cộng đồng và xã hội. Ý tưởng đưa giáo lý Phật Pháp kết hợp với Võ Đạo trong võ đường ông sẽ duy trì 1 tháng 1 lần sẽ mời Chư tôn đức Tăng Ni trong GHPGVN tới giao lưu, thuyết giảng giáo lý Đạo Phật cho tất cả võ sinh đã làm cho tôi ngưỡng mộ và cảm phục ông vô cùng. Tôi nguyện sẽ cố gắng làm những gì có thể để cùng chia sẻ, đồng hành cùng ông, trợ giúp cho ý nguyện của ông được thành tựu viên mãn.

 













 









Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin