Chi tiết tin tức Bế mạc Hội thảo Sseasr lần 7 tại Pháp viện Minh Đăng Quang 20:37:00 - 13/07/2017
(PGNĐ) - Hai ngày rưỡi hội thảo với chủ đề: "Vùng Asean và Nam Á: Nơi giao hòa của văn hóa và tôn giáo ở Đông Nam Á’’. Được tổ chức bởi Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Nghiên cứu Văn hóa và Lịch sử Nam và Đông Á, tổ chức tại Pháp viện Minh Đăng Quang.
Với 123 bài tham luận tiếng Anh và 60 bài của các học giả trong nước được phân thành 11 chuyên đề chính liên hệ với 29 diễn đàn tiếng Anh và 6 diễn đàn tiếng Việt từ ngày 9-11 tháng 7 năm 2017 đã đến lúc, chúng ta đúc kết và nói lời cảm tạ. Đến tham dự lễ bế mạc, Hội thảo trân trọng cung đón Trưởng lão Hòa thượng Tep Vong – Tăng thống Phật giáo Cam-pu-chia; Trưởng lão HT. Giác Tường- Ủy viên Thường trực HĐCM GHPGVN; HT. Giác Ngộ-Thành viên HĐCM GHPGVN; HT.TS. Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TP. HCM, Phó ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thảo; HT.TS. Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN; HT. ThíchTấn Đạt- Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Chánh VP 2. Đại diện chính quyền: Ông Trần Tấn Hùng, Phó trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; Ông Parvathaneni Harish, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam; Bà Smita Pant, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP. HCM; Ông ThS. Nguyễn Văn Thanh–Trưởng ban Tôn giáo Dân tộc thuộc Ủy ban Trung ương MTTQVN. Về phía Ban tổ chức có: GS.TS. Amarjiva Lochan, Chủ tịch Hiệp hội Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu về Văn hóa và tôn giáo ở Nam và Đông Á, đồng Trưởng ban Tổ chức; GS. Sophana Srichampa – Tổng Thư ký của Hiệp hội SSEASR; Tiến sĩ Hermel Pama; Giáo sư Tiến sĩ Tim Jensen, Chủ tịch Uỷ ban Điều hành Thế giới của Hiệp hội Lịch sử Tôn giáo Quốc tế (IAHR); TT. TS. Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học VN – Phó ban kiêm Tổng Thư ký Ban Tổ chức. Cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức HĐTS và chư Tôn đức Giáo phẩm lãnh đạo Ban Trị sự GHPGVN TP. HCM và các tỉnh, thành, đại biểu, khách quý và học giả, tham dự viên hội thảo. HT.TS. Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện PGVN tại TP. HCM, Phó ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thảo phát biểu Chào mừng trong phiên Cảm tạ. Hòa thượng cho rằng Hội thảo quốc tế Sseasr lần thứ 7 được tổ chức tại Tự viện Minh Đăng Quang là một niềm vinh dự lớn cho Tự viện. Hòa thượng cũng đánh giá cao các bài nghiên cứu của các học giả. Trong lời phát biểu chúc mừng có đoạn nói: ‘’Những tôn giáo có phạm vi lớn như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Ba-la-môn giáo đều nhận được sự quan tâm nghiên cứu của giới học giả. Những hiện tượng xã hội văn hóa thuộc những nhóm văn hóa bản địa có phạm vi nhỏ hơn cũng có sự quan tâm nhất định. Các nghiêu cứu chia sẻ phát hiện mới trong toàn khu vực, có nhiều điểm văn hóa tương đồng. Những câu chuyện ý nhị hàm chứa nội dung triết lý sâu sắc những tưởng đã chìm hẳn vào quá khứ nay được tái hiện và mang sức sống mới.’’ Ngoài bài phát biểu của HT. Thích Giác Toàn còn có các bài phát biểu chúc mừng đúc kết của GS.TS. Amarjiva Lochan – Chủ tịch Hiệp hội SSEASR; ông GS. Sophana Srichampa - Tổng Thư ký Hiệp hội Nghiên cứu về văn hóa và tôn giáo ở Nam và Đông Á phát biểu và GS.TS.Tim Jensen, Chủ tịch Uỷ ban Điều hành Thế giới của Hiệp hội Lịch sử Tôn giáo Quốc tế (IAHR) phát biểu. Cả hai Giáo sư đều mong muốn các tổ chức này cùng nhau tìm ra các giải quyết các thách thức, những khó khăn trở ngại đang diễn ra trong đời sống. Hội thảo cũng được HT. Tep Vong – Tăng vương Vương quốc Campuchia phát biểu chúc mừng và đọc thông điệp đến tất cả Tăng đoàn và hội chúng Việt Nam. Nhân dịp này GHPGVN đã trao tặng phẩm vật, kỷ niệm đến Ngài Tăng thống Campuchia. Ông Parvathaneni Harish – Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam phát biểu về: Quan hệ giữa Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh hai nước, kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Nhân dịp này, BTC trao tặng phẩm vật kỷ niệm đến Ông Đại sứ và Bà Smita Pant, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP. HCM. Cuối cùng TT. TS. Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Tổng thư ký ban Tổ chức phát biểu kết thúc phiên bế mạc và cảm tạ. Thượng tọa đã thay mặt Viện nghiên cứu và Ban tổ chức gửi lời tri ân đến chư Tôn đức giáo phẩm GHPGVN đã dẫn dắt và chỉ đạo, hỗ trợ tổng quát, giảng dạy, động viên, tận tâm, khích lệ cho hội thảo được diễn ra. Tận đáy lòng xin cám ơn tất cả các học giả, diễn giả đã có những đóng góp rất quan trọng trong các bài nghiên cứu và thuyết trình. Xin trân trọng HT. Tep Vong đã thể hiện đạo tình mối bang giao giữa Phật giáo hai nước trong 5 thập kỷ qua. Xin tri ân đến Ông Đại sứ quán Ấn Độ, đến hai vi Giáo sư, lãnh đạo hai hiệp hội. Xin được tri ân đến tất cả chư Tôn đức Tăng Ni. Xin Cám ơn các phụng sự viên của Viện nghiên cứu, của Tự viện Minh Đăng Quang và Quỹ Đạo Phật Ngày nay… đã góp phần tạo nên sự thành công của hội thảo. Trước đó, phần đầu của buổi làm việc ngày thứ 3 đã có 25 bài thuyết trình cho buổi Hội thảo chuyên đề tại các phiên làm việc do các học giả trong và ngoài nước trình bày. Session1: Sự hội nhập toàn cầu tại Nam Á và Đông Nam Á; Session2: Ngôn ngữ Sanskrit tại Đông Nam Á; Session 3: Lý thuyết các tôn giáo tại Nam Á và Đông Nam Á; Session 4: Lễ hội, hội họp và hành hương; Session 5: Truyền thống văn hóa Phật giáo: Tiếp biến tại Đông Nam Á. Tính đa dạng và phong phú của 123 bài tham luận trong 5 diễn đàn với 113 học giả trình bày thuyết trình chia thành 11 nhóm chủ đề chính về: Triết thuyết Tôn giáo Nam Á và Đông Nam Á; Triết học, sự thuyên thích và các trường phái tư tưởng; Nữ gới, tín ngưỡng và sự sống còn; Văn hóa và di sản văn hóa ASEAN: Bảo tồn quá khứ cho tương lai; Thực hành y học cổ truyền, thiên nhiên và môi trường; Tâm, thiền và sức khỏe tại Nam Á và Đông Nam Á; Lễ hội, hội họp và hành hương; Tiếp biến văn hóa về toàn cầu hóa ở Nam Á và Đông Nam Á. Tình hình tượng trong nghệ thuật; Truyền thông ngôn ngữ và văn học; Văn hóa Chăm: Quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều đó đã cho thấy Nam Á và Đông Nam Á không chỉ là một ý niệm mà còn là một địa điểm của thời gian và không gian. Các học giả đến từ rất nhiều nước khác nhau, tôn giáo của họ cũng khác nhau và các bài tham luận của họ cũng rất lý thú và giá trị đúng là: "Một mảnh đất mầu mỡ, một đề tài vô cùng lý thú để các Học giả tìm tòi, khai thác, nghiên cứu’’.
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |