Chi tiết tin tức BTG Chính phủ Triển khai về Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo 10:03:00 - 06/07/2018
(PGNĐ) - Sáng ngày 05- 07- 2018 ( nhằm ngày 22- 05- Mậu Tuất), tại Hội trường chùa Hội An, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Ông Trần Tấn Hùng, Phó Ban Tôn giáo Chính Phủ, Vụ Trưởng vụ tôn giáo đặc trách phía Nam đã triển khai về Luật tín ngưỡng, tôn giáo đến gần 400 học viên khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính và xử lý thông tin truyền thông Phật giáo.
Theo nghị quyết số 25/2003/NQ-TW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo đã khẳng định: “ Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH của nước ta…”. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo (trên 90 triệu dân, 54 dân tộc). Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống riêng với nhiều loại hình từ tín ngưỡng dân gian thờ cúng ông bà, tổ tiên, những người có công với dân tộc, với cộng đồng, đến tín ngưỡng tôn giáo; có tôn giáo nội sinh, có tôn giáo du nhập từ nước ngoài vào, có tôn giáo đã tồn tại hàng trăm năm, có tôn giáo mới hình thành…dều duy trì sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo bình thường, ổn định tại các cơ sở thờ tự, các điểm nhóm và tại tư gia. Có thể nói trên 95% dân số Việt Nam thực hành các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Riêng tôn giáo, tính đến tháng 06 -2017, nhà nước đã công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 41 tổ chức thuộc 15 tôn giáo với khoảng 25,3 triệu tín đồ chiếm 27% dân số (tăng 35% so với năm 2003), với 60.799 chức sắc (tăng 65%), 133.622 chức việc (tăng 69%); số lượng cơ sở thờ tự có 27.916 (tăng 33%). Về tín ngưỡng, sau nhiều thập kỷ, do điều kiện chiến tranh, cũng như các biến đổi kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tư tưởng…đã làm cho các loại hình tín ngưỡng bị mai một. Nhưng kể từ sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, với chủ trương của Đảng “Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với tổ quốc và nhân dân”. (Văn kiện hội nghị lần thứ VII BCHTƯ khóa IX) thì xã hội đã quan tâm nhiều hơn đến các loại hình tín ngưỡng và lễ hội tín ngưỡng. Từ đó, các loại hình tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng và các cơ sở tín ngưỡng đã được phục hồi và ngày càng phát triển. Tính đến tháng 07- 2015, cả nước có khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
+ Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. + Không xâm phạm lợi ích của cá nhân, lợi ích của xã hội. + Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. + Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. + Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. + Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. + Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. + Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo. + Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự an toàn xã hội, môi trường, xâm hại đạo đức xã hội, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau và nghiêm cấm các hành vi lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
a/ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người: Cụ thể hóa quy định tại Điều 24, Hiến pháp năm 2013: “ Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”, luật qui định chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là mọi người. (khoản 1 điều 6). Bên cạnh đó, Luật cũng qui định mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo; quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo,học tại các cơ sở đào tạo tôn giáo,lớp bồi dưỡng về tôn giáo.Đối với người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo hoặc hoạc tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha,mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.Đối với người bị tạm giữ,người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về tạm giữ,tậm giam; người đang chấp hành hình phạt tù;người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,cơ sở giáo dục bắt buộc,cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách,bày tỏ niềm tín ngưỡng,tôn giáo(những người bị hạn chế quyền công dân). Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của tất cả mọi người và quyền này không bị giới hạn bởi quốc tịch, giới tính, độ tuổi. Về quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đây là một qui định mới của luật, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, cũng như trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người ( một trong những quyền cơ bản của công dân). b/ Quyền tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc: Luật qui định mang tính chất nguyên tắc về các quyền tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc. Các quyền này bao gồm hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo, được tổ chức sinh hoạt tôn giáo, xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo. c/ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Đối với chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam ngoài các quyền trên còn có quyền được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác tại Việt Nam. d/ Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 1.Về tổ chức tôn giáo: Công nhận tổ chức tôn giáo: Điều kiện; thẩm quyền, thời hạn công nhận; hiến chương vửa đổi hiến chương của tổ chức tôn giáo; tên và trụ sở tổ chức; tư cách và pháp nhân của tổ chức tôn giáo; giải thể tổ chức tôn giáo. 2.Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm trong tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc. 3.Hoạt động tôn giáo có yếu tố tôn giáo ở nước ngoài. 4.Về việc tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo: việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo; hoạt động quyên góp, tài trợ; việc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài. 5.Quản lý nhà nước và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo: Nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Kết thúc buổi triển khai, ông Trần Tấn Hùng hy vọng học viên sẽ nắm bắt rõ quy định của luật tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đáp ứng cho các công tác hành chánh của Giáo hội, để Giáo hội ngày càng phát triển vững mạnh hơn.
Tin, ảnh: Vô Ưu
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |